Sốc nặng với sự thật về giọng hát gây "sốt" của cậu bé Mông Cổ

JT, Theo 12:54 27/10/2011

<a href="http://kenh14.vn/c13/20110712091123478/khan-gia-khoc-vi-san-khau-cua-cau-be-mong-co.chn" target="_blank">Giọng hát của cậu bé 12 tuổi khiến cư dân mạng cảm động</a> bất ngờ bị "tố" chỉ là "hàng giả".

Hồi tháng 7 năm nay, khán giả khắp mọi nơi đã phải rơi nước mắt trước màn biểu diễn đầy xúc động của cậu bé Mông Cổ 12 tuổi Uudam. Tham gia chương trình China’s Got Talent cùng ca khúc Mother In The Dream, Uudam khiến người ta không khỏi đau lòng trước hoàn cảnh éo le (mồ côi cả cha lẫn mẹ) của em. Tuy nhiên không phải câu chuyện thương tâm, mà chính giọng hát của Uudam đã làm lay động ban giám khảo cũng như khán giả khắp nơi trên thế giới.



 
Uudam đã làm ban giám khảo lẫn các khán giả khắp mọi nơi rơi nước mắt vì màn biểu diễn trên China's Got Talent

Vậy nhưng một cư dân mạng đã tố rằng giọng hát được phát trên truyền hình không phải của Uudam. Theo người này, phía ban tổ chức đã lồng ghép giọng của Baator Dorji, một cậu bé Mông Cổ khác cùng nằm trong đội hợp xướng với Uudam. Được biết, ba năm trước đó, Baator Dorji từng biểu diễn chính ca khúc Mother In The Dream trên truyền hình. Video phần thể hiện của Baator Dorji cũng đã được đăng tải trên Youtube để cư dân mạng so sánh. Ngoài ra, video giọng hát thật của Uudam, không hiểu từ đâu, cũng đã “lò dò” xuất hiện.

 
Nhưng cư dân mạng tố rằng giọng hát trên truyền hình thực ra là của Baator Dorji
 
Video được cho là màn biểu diễn thật của Uudam

Nhìn vào những phản hồi trên Youtube, có thể thấy rằng cư dân mạng đang chia làm hai phe: một chỉ trích Uudam vì lừa gạt khán giả, một đứng ra bênh vực vì cậu bé không hề có lỗi trong chuyện này. Video hé lộ giọng thực của Uudam không hề gây thất vọng, trái lại còn nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Một khán giả nhận xét: Uudam có giọng hát mềm mại và tinh tế, trong khi đó giọng hát của Baator lại khỏe và khàn. Cả hai phiên bản đều rất tuyệt, chính vì vậy tôi cảm thấy rất bức xúc khi ai đó nghĩ rằng màn biểu diễn này (của Uudam) không đủ hay để rồi phải ghép giọng”.