Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe?

FCH, Theo Pháp luật xã hội 16:00 11/12/2013

Có một thực tế là phần đông Kpop fan quốc tế không hiểu nội dung các ca khúc Kpop yêu thích của họ.

Nội dung chính:

- Kpop fan thường xuyên bị nhiều fan nhạc US&UK chỉ trích về việc "không hiểu ca sỹ hát gì mà cũng nghe".

- Nhiều ca khúc Kpop cũng bị chính các fan "ném đá" do ca từ vô nghĩa.

- Hai lý do trên trở thành một phần nguyên nhân khiến Kpop bị "khinh thường" so với âm nhạc US&UK.

Thực tế:

- Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế tuy nhiên không phải ai cũng nghe hiểu thông thạo. Kết quả: nhiều fan nhạc US&UK chỉ nghe được bập bõm vài từ hoặc vài câu trong ca khúc, không khác gì các Kpop fan quốc tế chỉ nghe hiểu được vài từ hoặc vài câu tiếng Anh chêm vào trong các ca khúc Kpop hiện nay.

- Kpop fan quốc tế ít tìm hiểu nội dung ca khúc vì muốn hát theo thì phải học phiên âm, muốn hiểu thì phải đọc lời dịch. Fan nhạc US&UK thường xuyên tìm hiểu ca từ vì nhu cầu hát theo, mà chỉ cần đọc ca từ là sẽ hiểu luôn nội dung ca khúc.

- Kpop và US&UK đều có những ca khúc mang nội dung ý nghĩa và cả những ca khúc mang nội dung nhảm nhí. Kpop có những bài hát vô nghĩa thì US&UK cũng có những bài hát chỉ xoay quanh chuyện tán gái, tình dục, club, v.v...



Phần lớn fan quốc tế không hiểu nội dung các ca khúc Kpop...

"Không hiểu ca sỹ hát gì mà cũng nghe", "Không hiểu thì nghe làm gì" hay "Có hiểu gì đâu mà nghe" là những biến thể khác nhau của câu hỏi châm biếm mà Kpop fan quốc tế thường xuyên nhận được. Mức độ của những câu nói trên thì từ gia đình, người thân, bạn bè trêu chọc nhẹ nhàng cho đến những người anti-Kpop chỉ trích, giễu cợt.

Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe? 1

Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe? 2

Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe? 3

Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe? 4
Trừ những fan ruột và những người đang cực thích, cực tò mò về nội dung ca khúc...

Vậy những câu nói trên có đúng không? Đúng ở đoạn "Không hiểu". Những fan ruột luôn thắc mắc về nội dung, ý nghĩa các ca khúc của thần tượng và những người không phải fan ruột nhưng lại quá thích hay quá tò mò về một ca khúc là hai đối tượng sẽ bỏ thời gian để ngồi ngâm cứu ca từ Kpop, tìm kiếm lời dịch cho những ca khúc Kpop mà mình quan tâm. 

... vì họ không thực sự quan tâm

Còn lại phần lớn Kpop fan quốc tế thực sự không sốt sắng muốn hiểu về nội dung các bài hát Hàn Quốc đến như vậy. Giai điệu nghe thấy hay, thế là thích! Đơn giản vậy thôi. Ngoài ra thì những yếu tố như vũ đạo, phong cách biểu diễn, nghệ sỹ thể hiện, concept, v.v... cũng góp phần ít nhiều trong việc "cưa đổ" một Kpop fan.

Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe? 5

Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe? 6

Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe? 7
... phần lớn Kpop fan quốc tế không hứng thú tìm hiểu về ca từ ca khúc

Chính việc các ca khúc Kpop được thể hiện phần lớn bằng tiếng Hàn khiến nhiều fan quốc tế càng lười hơn trong việc tìm hiểu về ca từ. Vì nếu tìm hiểu ca từ thì cũng chỉ để biết nội dung chứ không hát theo luôn được (muốn hát theo thì lại phải học thuộc phiên âm chứ không phải ca từ như với các ca khúc US&UK). Vấn nạn ca từ vô nghĩa trong Kpop thời gian gần đây chỉ càng thôi thúc Kpop fan quốc tế... không tò mò về ca từ các ca khúc Kpop.

Fan nhạc US&UK không phải lúc nào cũng hiểu mình đang nghe gì

Rào cản ngôn ngữ kể trên là một trong những lý do khiến fan quốc tế nghe nhạc Kpop luôn bị đặt ở vị trí thấp hơn so với những fan nghe nhạc US&UK. Tuy nhiên, có phải fan nghe nhạc US&UK nào cũng hiểu nội dung ca khúc mà mình đang nghe?

Việc tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các fan trong việc nghe hiểu các ca khúc:
- Nhiều người biết tiếng Anh nên có thể hiểu được ít nhiều nghệ sỹ đang hát gì.
- Khi tìm ca từ để hát theo cũng sẽ hiểu luôn nội dung ca khúc.

Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe? 8
Nhiều fan nhạc US&UK vẫn phải Google để hiểu được nội dung ca khúc

Nhưng yếu tố trên cũng chỉ giúp tăng số lượng fan hiểu nội dung các ca khúc US&UK, chứ đâu phải fan nghe nhạc US&UK lúc nào cũng hiểu mình đang nghe gì? Tiếng Anh nhiều người biết nhưng đâu phải ai thưởng thức các ca khúc US&UK cũng nghe hiểu hết nội dung ca khúc. Nhiều fan chỉ nghe được bập bõm vài câu hay thậm chí vài từ và buộc phải Google ca từ nếu muốn hiểu hay hát theo. Như vậy thì cũng không khác nào các Kpop fan quốc tế chỉ nghe được vài câu hay từ tiếng Anh thường được chêm vào các ca khúc tiếng Hàn hiện nay.

Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe? 9
Fan nhạc US&UK không lười như Kpop fan là vì chỉ cần Google ca từ để hát theo, 
họ sẽ hiểu luôn nội dung ca khúc

Khác với những Kpop fan không hiểu tiếng Hàn, đông đảo fan nhạc US&UK đã "cảm" được các ca khúc thông qua những ca từ (mà họ nghe hiểu được). Nhưng sự khác biệt cũng chỉ dừng lại ở đó. Ca từ của một ca khúc US&UK có phải lý do đầu tiên và duy nhất khiến bạn bị "cưa đổ"? Giai điệu thường được "thủ vai chính", ca từ, vũ đạo hay nghệ sỹ thể hiện vẫn phải thay phiên đảm trách nhiệm vụ "hạ gục" một người nghe. 

Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe? 10

Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe? 11

Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe? 12

Kpop: Không hiểu hát gì thì có nên nghe? 13
Không khó để liệt kê những ca khúc US&UK với ca từ bị "ném đá" vì vô nghĩa hoặc quá "nông"

Xét về nội dung ca từ, Kpop không thiếu những ca khúc với ca từ ý nghĩa, chỉ có điều các nghệ sỹ thần tượng - "tầng lớp" đại diện cho Kpop ngày nay - không thường xuyên quảng bá những ca khúc dạng này. Các ca khúc US&UK không bị "ném đá" vì những câu tiếng Anh chêm vào vô nghĩa như Kpop nhưng lại có vô số những sản phẩm âm nhạc với ca từ rất "nông", chỉ xoay quanh đề tài tán gái, tình dục, club, v.v... 

Tổng kết

Ca từ đóng vai trò quan trọng tuy nhiên việc hiểu ca từ không phải điều kiện cần và đủ để thích một ca khúc. Âm nhạc là ngôn ngữ quốc tế, giúp xóa bỏ mọi rào cản về văn hóa và tôn giáo, giữa con người với con người. Nên nhìn vào những điều tích cực mà âm nhạc đã mang lại thay vì cố gắng chỉ trích, phê phán sở thích của người khác.

Khảo sát: Bạn thường thích một ca khúc vì yếu tố nào đầu tiên?

Bạn chỉ có thể chọn một mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Giai điệu.
Ca từ.
Nghệ sỹ thể hiện.
Vũ đạo.
Ý kiến khác.