Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng?

Banana, Theo Helino 19:25 25/01/2020

Từ lâu, bánh tét đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá ẩm thực Nam Bộ mỗi dịp Tết đến, xuân về. 5 điều thú vị về phiên bản “bánh chưng dài” dưới đây có thể khiến bạn bất ngờ đấy!

Bánh tét (có nơi còn gọi "bánh đòn") là một loại bánh đặc trưng trong ẩm thực miền Nam, từ lâu đã được xem có nhiều nét tương đồng với chiếc bánh chưng. Nếu như bánh chưng miền Bắc từ lâu đã gắn liền với ý nghĩa "mặt đất hình vuông" trong sự tích "Bánh chưng bánh dày" của Lang Liêu - con Vua Hùng thứ 18, thì bánh tét miền Nam cũng có những câu chuyện thú vị về nguồn gốc và ý nghĩa riêng của nó.

Hình ảnh nữ ca sĩ Mỹ Tâm gói bánh tét dịp Tết vừa gây bão mạng xã hội.

1. Nguồn gốc của bánh tét

Một số chuyên gia nghiên cứu văn hóa lý giải rằng rất có thể, đòn bánh Tét mà người miền Nam dùng trong ngày Tết hôm nay là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm, mà trong đó tín ngưỡng thờ thần lúa là đại diện.

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 2.

@ngoc.rubyy

Bên cạnh đó, ông bà xưa còn truyền tai nhau những giai thoại lịch sử lý giải cho việc hình thành bánh tét. Có truyền thuyết cho rằng vào mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số đó có một người được vợ gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay. Anh lính mang bánh dâng Quang Trung. Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm câu chuyện và ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết.

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 3.

@bubufoodshow

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 4.

@imthaihung

2. Ý nghĩa cái tên "bánh tét"

Giống như nguồn gốc ra đời, ngay cả cái tên bánh tét cũng có rất nhiều câu chuyện lý giải. Như trên đã nói, bánh tét còn được gọi là bánh Tết, về sau vì tính chất vùng miền, bánh Tết được đọc trại thành "bánh tét" cho đến ngày nay.

Cũng có lý giải khác cho rằng, "tét" là một từ ngữ của người Nam Bộ, mang hàm nghĩa là một hành động "cắt". Mỗi khi ăn loại bánh này, người ta sẽ dùng dây khoanh tròn đầu bánh đã lột rồi "tét" từng khoanh nhỏ ra.

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 5.

@caryeski

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 6.

@ngoc.rubyy

3. Ý nghĩa của việc gói bánh tét ngày Tết ở miền Nam

Cũng như bánh chưng, theo phong tục ngày Tết thì nồi bánh tét thường được nấu vào đêm 30 giao thừa. Cả nhà sẽ thức chờ quanh nồi bánh tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của buổi sum họp gia đình. Theo quan niệm cha ông xưa, những loại bánh, thức ăn sử dụng trong ngày Tết tất cả đều có ý nghĩa thương nhớ người xưa, cầu chúc cho sự ấm no, sum vầy của gia đình, đa tạ trời đất đã cho người dân mùa lúa thuận lợi.

@namsuris

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 8.

@t.nhungoc

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 9.

@hannie_lexa

Bánh tét được bọc nhiều lá bên ngoài tượng trưng cho mẹ bọc lấy con, mang mong muốn sum vầy của người Việt vào ngày Tết. Không chỉ vậy, bánh tét xanh nhân đậu màu vàng gợi hình ảnh về đồng lúa, miền quê cùng những người nông dân chất phác, gợi cho ta niềm mơ ước "an cư lạc nghiệp" và một mùa xuân an bình đến mọi nhà.

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 10.

@uan_arc

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 11.

@bubufoodshow

4. Các loại bánh tét phổ biến nhất

Nguyên liệu để gói bánh tét ngày Tết cũng tương tự như bánh chưng, bao gồm: gạo nếp, đậu xanh tách vỏ, thịt heo và một số gia vị khác như hạt tiêu. Ngoài bánh tét mặn, người miền Nam còn biến tấu với món bánh tét ngọt có nhân chuối (thường là loại chuối Xiêm) và bánh tét chay (thường là nhân đậu đen). Ngoài ra còn có bánh tét thập cẩm với nhân gồm trứng muối, tôm khô, lạp xưởng, thịt giò, hạt sen, nấm đông cô, đậu xanh.

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 12.

@suong2804

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 13.

@tuyen.saigonvina

Thông thường, bánh tét chay dùng để cúng ông bà, trời đất, trong khi bánh tét mặn được dùng trong các bữa ăn ngày Tết kèm với củ kiệu, dưa chua, thịt kho tàu.

Bên cạnh những loại kể trên, bánh tét miền Nam còn được biến tấu rất nhiều thể loại khác tuỳ theo từng vùng miền, địa danh riêng. Ví dụ như bánh tét Cao Lãnh (Đồng Tháp) có các loại như bánh tét khoai mì, nhân hạt sen, bánh tét lá cẩm, bánh tét gấc,… Bánh tét Trà Cuôn lâu đời ở Trà Vinh thì nổi tiếng có nhiều màu sắc. Vùng Bình Dương, Tây Ninh có bánh tét nhân hạt điều. Cần Thơ nức danh bánh tét lá cẩm. "Xứ dừa" Bến Tre có bánh tét bắp non. Trong khi đó, Sóc Trăng nơi có nhiều đồng bào người Khmer sinh sống có có bánh tét cốm dẹp dẻo thơm.

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 14.

Bánh tét Trà Cuôn - đặc sản trứ danh của tỉnh Trà Vinh với nhiều màu sắc đặc biệt.

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 15.

Bánh tét chuối và bánh tét đậu đen thường được gọi chung là "bánh tét ngọt", là một đặc trưng do người miền Nam biến tấu. - (Ảnh: @quynhu_joyn)

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 16.

Bánh tét lá cẩm với lớp nếp màu tím dẻo thơm đặc biệt.

5. Sự khác nhau cơ bản giữa bánh chưng và bánh tét

Đến ngày nay, nhiều bạn trẻ vẫn không thể phân biệt được bánh tét của người miền Nam. Hài hước hơn, nhiều người còn gọi vui nó là "bánh chưng dài". Nhưng nhìn chung 2 loại bánh đặc trưng này đều có vài điểm giống và khác nhau cơ bản:

- Về hình dáng: Từ bên ngoài dễ dàng nhận thấy bánh chưng có hình vuông, còn bánh tét là khối hình trụ dài, còn thường được gọi là "đòn bánh", hai đòn thường có một quai bánh chung bằng gân lá chuối tạo thành một cặp.

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 17.

@hangg.hanna

Vẻ ngoài với hình dáng khác biệt chắc hẳn là điều ai cũng dễ dàng nhận ra đầu tiên. - (Ảnh: @khunnutipat.mai, @danhdangaikhoa1012)

- Về cách gói: Lá gói bánh chưng của miền Bắc thông thường là lá dong, trong khi ở miền Nam lại là lá chuối. Dây gói bánh truyền thống là dây lạt, tuy nhiên ngày nay đôi khi người ta vẫn dùng dây ni lông để buộc thay thế. Hơn nữa, gói bánh chưng thường dùng khuôn có sẵn để tạo độ vuông vức, trong khi người miền Nam thường tạo hình khối tròn bằng đôi tay khéo léo.

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 19.

@quinphamm

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 20.

@hangg.hanna

- Về phần nhân bên trong, cả bánh chưng và bánh tét truyền thống đều có thành phần nguyên liệu tương tự nhau bao gồm gạo nếp, đậu xanh tách vỏ và thịt heo. Tuy nhiên, bánh tét thường có phần nhân được biến tấu đa dạng hơn để phù hợp cho cả người ăn mặn và ăn chay (như đã nói ở phần số 4).

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 21.

@lydikini

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 22.

@tti3n_n

- Cách ăn: Khi ăn bánh tét, người ta thường dùng dao cắt ngang đòn bánh thành từng khoanh rồi mới lột vỏ và dây cột bánh để ăn, nhưng cũng thường thấy cách bóc vỏ từ từ và dùng dây lạt buộc bánh (hoặc dây chỉ) để cắt bánh thành từng lát mỏng ("tét" bánh). Trong khi đó, ăn bánh chưng chỉ cần dùng dao cắt bánh thành từng phần là xong. Cả 2 loại đều có thể ăn kèm với dưa chua, củ kiệu hoặc sáng tạo hơn là… chiên giòn lên.

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 23.

Bánh tét thường được ăn cùng dưa chua, củ kiệu cho đỡ ngán. - (Ảnh: @giaman520)

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 24.

Hoặc biến tấu hơn nữa là đem chiên lên cho giòn! - (Ảnh: @cookat_vietnam)

Mùng 1 Tết ngồi nghe kể 5 sự thật thú vị về “siêu phẩm” bánh tét của miền Nam, hoá ra nhiều người vẫn còn lầm tưởng với bánh chưng? - Ảnh 25.

Và dĩ nhiên, vì có hình dáng khác nhau nên cả cách cắt bánh để thưởng thức cũng khác nhau!