Một hiện tượng "kinh hoàng" sẽ xảy ra nếu như 7.000 bom khí ẩn sâu dưới lòng đất Siberia này phát nổ

Vyka, Theo Trí Thức Trẻ 10:27 22/03/2017

Các chuyên gia mới phát hiện 7.000 bom khí methane ở Siberia, và chúng có thể phát nổ bất cứ lúc nào.

ScienceAlert đưa tin, dựa vào cuộc thám hiểm thực địa và khảo sát qua vệ tinh, các nhà nghiên cứu Nga đã phát hiện ra một sự thật "kinh hoàng" - hơn 7.000 bong bóng chứa đầy khí methane đang ẩn dưới lòng bán đảo Yamal và Gydan ở Siberia.

Và đáng sợ hơn, các bong bóng methane này có thể phát nổ bất cứ lúc nào. 

Một hiện tượng kinh hoàng sẽ xảy ra nếu như 7.000 bom khí ẩn sâu dưới lòng đất Siberia này phát nổ - Ảnh 1.

Alexey Titovsky - giám đốc Sở khoa học Yamal của Bộ Khoa học Công nghệ chia sẻ với Siberian Times, việc hiểu rõ các bong bóng methane này sẽ giúp ta đánh giá hiểm họa do chúng tạo ra.

Theo thời gian, những bong bóng khí này phát nổ sẽ giải phóng 1 lượng khí lớn. Những cột ống khói khổng lồ sẽ xuất hiện, và rồi chúng sụp đổ thành những miệng hố.

Được biết, hiện tượng mặt đất ở Siberia phình lên bất thường được các nhà khoa học phát hiện từ tháng 7/2016. 

Khi dẫm mạnh xuống đất, các chuyên gia phát hiện 1 lượng khí methane và carbon dioxide thoát ra ngoài. Lượng khí này có sức tàn phá gấp 1.000 lần khí quyển và gấp 25 lần khí CO2.

Một cuộc điều tra năm 2014 về núi lửa trên bán đảo Yamal cho thấy, không khí gần đáy miệng núi lửa có chứa hàm lượng khí methane lên tới 9,6%.

Một hiện tượng kinh hoàng sẽ xảy ra nếu như 7.000 bom khí ẩn sâu dưới lòng đất Siberia này phát nổ - Ảnh 3.

Miệng hố khổng lồ xuất hiện bất thình lình được cho là do hiện tượng khí methane tích tụ này.

Nguyên nhân được cho là do mùa hè ấm khác thường, khiến lớp đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng khí methane tích tụ dưới lòng đất.

Giới khoa học tin rằng, những miệng hố khổng lồ xuất hiện những năm gần đây là do hiện tượng này.

Các chuyên gia nhấn mạnh, 7.000 bong bóng khí có khả năng bị nổ tung và đổ sụp thành những miệng hố khổng lồ.

Titovsky chia sẻ: "Lúc đầu, các bong bóng khí sẽ phình to ra, theo thời gian bong bóng nổ tung, giải phóng khí và hình thành miệng hố lớn".

Chính vì thế, chúng cần biết tìm hiểu và biết chính xác chỗ phình nào nguy hiểm và chỗ nào không. Những dấu hiệu đe dọa tiềm ẩn như chiều cao tối đa của chỗ phình, áp suất mặt đất có thể chịu... sẽ là căn cứ để giúp các nhà khoa học tính toán được mối hiểm nguy. Và công việc này sẽ còn tiếp tục trong suốt năm nay.

Nguồn: ScienceAlert