Mẫu đơn xin về sớm 30 phút khi đến ngày "đèn đỏ" được nhiều chị em hưởng ứng

Định Nguyễn - Thùy Chi, Theo Trí Thức Trẻ 18:08 27/10/2016

Mới đây, một mẫu đơn với nội dung xin phép về sớm 30 phút dành cho các lao động nữ đến kỳ kinh nguyệt được đăng tải đã khiến không ít chị em xôn xao.

Vào tháng 11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ. Theo khoản 2 điều 7, lao động nữ trong thời gian "đèn đỏ" được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 3 ngày trong một tháng. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Mới đây, một mẫu đơn được đăng tải lên khắp các diễn đàn mạng xã hội với nội dung xin phép quản lý cho về sớm 30 phút khi đến kỳ kinh nguyệt đã khiến nhiều người xôn xao, đặc biệt là các chị em phụ nữ. 

Mẫu đơn xin về sớm 30 phút khi đến ngày đèn đỏ được nhiều chị em hưởng ứng - Ảnh 1.

Hình ảnh chi tiết của mẫu đơn này

Bên cạnh một số người tỏ ra khá hào hứng và cho rằng mẫu đơn này là thực sự cần thiết thì một số khác lại lên tiếng rằng họ khá ngại ngùng khi đưa đơn cho người quản lý. 

"Mình thấy đơn như này là hợp lý, lịch sự hơn rất nhiều việc nói miệng hoặc chỉ nhắn tin hay gọi điện. Hơn nữa giấy này có chữ ký, cam kết, tránh tình trạng nói dối hoặc cố tình để xin về sớm. Bên cạnh đó, sếp mình là đàn ông, nên đưa giấy chứ thật ra trình bày mồm cũng ngại lắm", chị H.Q cho hay.

Mẫu đơn xin về sớm 30 phút khi đến ngày đèn đỏ được nhiều chị em hưởng ứng - Ảnh 2.

Nhiều chị em tỏ ra khá hào hứng với mẫu đơn này.

Mẫu đơn xin về sớm 30 phút khi đến ngày đèn đỏ được nhiều chị em hưởng ứng - Ảnh 3.

Không chỉ phụ nữ, nhiều chàng trai cũng khá quan tâm đến mẫu đơn trên.

"Nếu công ty một ngày có đến 10 người cùng rơi vào trường hợp này thì việc xem xét cũng bất tiện lắm. Mình nghĩ quy định đã có rồi, cứ lên báo cáo một câu là được".

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, đây là mẫu đơn do người lao động tự viết khi xin về sớm trong kỳ kinh nguyệt. 

"Đây không phải là mẫu đơn hành chính. Căn cứ vào điều luật thì không cứ phải mẫu đơn như vậy. Mỗi người có thể có cách viết riêng nhưng làm sao truyền đạt được thông báo cho người sử dụng lao động biết mình đang bị hành kinh và xin được về sớm theo quy định", luật sư Nguyễn Anh Thơm cho hay.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày