Bánh canh Sài Thành đã “tôn vinh” những chú cua như thế nào?

Catty , Theo 00:00 02/07/2010

Một món ăn bình dị, quen thuộc nhưng cũng đủ để hấp dẫn những người bạn ngoại quốc!

Trong một buổi chiều lang thang quanh mảnh đất Sài Gòn ồn ã, Robin và bạn của cô í đã khám phá ra một món ăn bình dân, quen thuộc của nơi đây, món ăn mà vì nó, người ta thêm yêu hương vị của những miếng thịt cua thơm thơm đấy!

Vào khoảng đầu giờ chiều, khi những hàng quán khác còn đang đóng cửa sau 1 kỳ nghỉ quốc khánh dài, những người bạn ngoại quốc yêu thích Việt Nam đã được thưởng thức những bát bánh canh cua thơm thơm trong một quán ăn bình dân nhưng rất đỗi sạch sẽ và lịch sự giữa lòng Sài Gòn. Như thói quen của mình, Robin luôn khám phá món ăn bắt đầu từ quang cảnh nơi cô ngồi: “Những chiếc ghế nhựa màu đỏ được sắp xếp sẵn sàng cho thực khách. Bạn sẽ có 1 chiếc để ngồi, 1 chiếc để làm bàn và bên cạnh còn xuất hiện chiếc giỏ màu hồng để vứt rác bẩn nữa. Có lẽ chính vì sự cẩn thận của người chủ quán nên người đến ăn vô tình hay hữu ý đều không “nỡ” vứt đồ bẩn trên mặt chiếc sàn sáng sáng kia.”

Tiếp đó, nụ cười của người bán hàng lập tức thu hút sự chú ý tiếp theo của cô bạn “Đó là một người phụ nữ trung niên mặc đồ mang đậm chất Việt, cô có nụ cười thật thật thân thiện và hòa nhã. Tôi luôn yêu nụ cười của người Việt Nam – nó khiến bạn cảm thấy bạn được chào đón niềm nở dù bạn chẳng thể hiểu họ đang giải thích cho bạn điều gì. Xung quanh cô bày đầy đủ tất cả những thứ dụng cụ, gia vị để hoàn thiện món ăn của mình: nào là ớt xắt nhỏ, hành lá, chanh, bột nêm, nước mắm và cả một lọ hạt tiêu trắng nữa.” Nhưng điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với Robin lại chính là “Chồng bát, dĩa và rất nhiều những chiếc muỗng bằng thép không gỉ được xếp thật ngay ngắn. Người bạn Việt của tôi giải thích rằng quán ăn muốn mọi thứ phải được thật sạch sẽ nên họ chỉ rửa tất cả số bát bẩn sau khi cửa hàng đã đóng cửa. Điều kỳ diệu là họ có đủ cả số bát và đồ dùng cho tất cả các khách đến đây nữa cơ đấy!”.
 
 
Và tất nhiên, không khiến “khán giả” hồi hộp chờ đợi lâu, Robin đã đi thẳng vào “trọng tâm” món ăn của mình “Bánh canh là thứ “mỳ” được làm từ bột khoai mì, trông dày và tròn tròn ăn cùng với thịt cua và cả thịt heo nữa. Những người phục vụ khá chậm rãi trong từng công đoạn chuẩn bị, từ tốn trộn thứ nước sốt có sẵn rồi để một chiếc muỗng inox trong khay và mang cho khách (tuy nhiên, dường như chẳng có thực khách nào phàn nàn về sự cẩn thận đấy cả). Bỗng, một người phụ nữ bưng chiếc đĩa với thứ thịt heo màu cam bắt mắt – thứ thịt sẽ xuất hiện trong bát bánh canh của tôi chậm rãi tiến lại. Có lẽ màu sắc của bát bánh canh có dựa 1 phần vào màu của thứ thịt này – theo phỏng đoán của tôi là vậy. Bạn có thể không nhận ra nhiều thịt cua trong chiếc bát của mình nhưng tôi dám chắc bạn sẽ nhận ra “những chú cua” bởi lớp áo cứng cáp của chúng còn sót lại trong chiếc bát của mình. Dù sao đi nữa, bánh canh cua mà tôi thưởng thức là sự kết hợp hài hòa hương vị của thịt heo và hải sản với chút ớt nhưng dễ dàng làm sống mũi bạn cay cay, đôi mắt như rơi lệ”.
 
 
Cuối cùng, Robin không quên quan sát phần quan trọng làm nên một bữa ăn hoàn hảo của cô “Ngay phía ngoài cửa ra vào, bạn có thể nhìn thấy một bếp lò vẫn còn đang đỏ lửa – chiếc bếp giống như một anh lính trực chiến luôn sẵn sàng để làm nóng lại bát bánh canh của những người thực khách khó tính. Bên trong hàng, không khí diễn ra khá êm ả, mọi người tập trung xì xụp với bát bánh canh của riêng mình, một vài người thỉnh thoảng lại cúi xuống chiếc rổ đựng rác nhỏ bé bên cạnh để “giải quyết” vài chiếc vỏ cua còn vương lại trong bát bánh canh của mình. Dựa theo lời kể của cô bạn Việt Nam thì quán ăn này còn thu hút kha khá nhiều khách đến để mua về nhà hoặc văn phòng, thưởng thức món ăn trong một không gian riêng của mình nữa” Chỉ thông qua gần một giờ ngồi quan sát và thêm sự phiên dịch của cô bạn Việt, Robin còn khám phá ra cả đặc điểm của những người khách ghé lại nơi đây cơ đấy!

Đừng đến muộn, đừng lãng phí thời gian của bạn!” – đó là lời khuyên của Robin khi bạn đi tìm món ăn thú vị này ở đất Sài Thành. Cô bạn của chúng mình đã dành kha khá nhiều thời gian để thưởng thức hết những món bánh canh cua nơi các vùng đất khác nhau. Dẫu rằng mỗi nơi lại có một phong vị khác nhau nhưng trên hết, thư bánh canh bình dân của đất nước ta đã vô tình “tô điểm” cho sự hấp dẫn của những miếng thịt cua bé bỏng hay cũng có thể là ngược lại, chính những miếng thịt cua nhỏ bé kia đã được “thơm lây” bởi nghệ thuật nấu nướng tài tình của người dân Nam Bộ. Có phải thế hem các bạn???