"Lúc trẻ mình dây, lúc già béo tròn" - đây chính là thủ phạm gây ra bi kịch cho tất cả chúng ta

Nghiêm, Theo Helino 15:24 19/09/2019

Càng có tuổi, tế bào mỡ có xu hướng "phản chủ" khiến chúng ta tăng cân vùn vụt mặc cho bao nỗ lực ăn uống kiêng khem tập luyện điều độ.

Cân nặng - nỗi ám ảnh, con "quái vật nghìn máu" luôn làm nhiều người khổ sở mỗi ngày. Cũng phải thôi, khi việc giảm cân đòi hỏi cả về việc ăn uống điều độ, lẫn chế độ tập luyện chừng mực trong một khoảng thời gian mới có kết quả như ý.

Thế nhưng bạn có để ý rằng, việc duy trì vóc dáng càng trở nên khó khăn hơn đối với những người có tuổi hay không, dù họ vẫn có một lối sống khoa học?

Câu trả lời là CÓ đấy, nghiên cứu mới nhất của Thụy Điển cho thấy tuổi tác phần nào ảnh hưởng đến sự tích trữ lipid trong cơ thể - thủ phạm khiến vấn để tăng cân diễn ra theo thời gian.

Lipid – hợp chất béo cần thiết của cơ thể người

Cùng với carbohydrate và protein, lipid - hay chất béo - là hợp chất cần thiết cho sự phát triển và sinh tồn của con người. Theo Merck Manual, đây là hợp chất chuyển hóa thành năng lượng kéo dài nhất, nhưng cũng hiệu quả nhất đối với cơ thể.

Nếu 1g đạm hay tinh bột chứa 4kcal, 1g mỡ chứa đến 9 kcal.

Lúc trẻ mình dây, lúc già béo tròn - đây chính là thủ phạm gây ra bi kịch cho tất cả chúng ta - Ảnh 1.

"Chân dung" hợp chất lipid

Bên cạnh vai trò dự trữ năng lượng, lipid còn đóng vai trò trong việc hình thành hormone quan trọng của cơ thể, như corticosteroid có nhiệm vụ điều tiết việc chuyển hóa đường và giải quyết stress. Đó là chưa kể các sợi trục thần kinh tại não bộ cũng cần hợp chất này nhằm đảm bảo tốc độ dẫn truyền ở mức ổn định.

Tất nhiên việc dung nạp quá thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ mang đến nhiều tác hại đến cơ thể. Hệ quả phải kể đến tình trạng thừa cân, hay xơ vữa động mạnh do hàm lượng cholesterol máu cao nếu càng lớn tuổi. Vì vậy việc duy trì một thói quen sống cân bằng là điều cần thiết cho mỗi người.

Càng lớn tuổi – Quá trình chuyển hóa mỡ thay đổi theo hướng tiêu cực

Trở lại với nghiên cứu được công bố trên Nature Medicine, các nhà khoa học đã phân tích tế bào mỡ của 54 tình nguyện viên cả nam và nữ trong khoảng thời gian theo dõi trung bình là 13 năm. Kết quả cho thấy hàm lượng lipid trong tế bào mỡ đã bị giảm sút.

Lúc trẻ mình dây, lúc già béo tròn - đây chính là thủ phạm gây ra bi kịch cho tất cả chúng ta - Ảnh 2.

Việc suy giảm lipid trong tế bào mỡ cho thấy quá trình chuyển hóa mỡ của con người giảm theo thời gian, bất luận có tăng hay giảm cân hay không. Nói cách khác, lượng mỡ bị chuyển hóa thành năng lượng sẽ ngày càng giảm, đồng nghĩa với việc mỡ sẽ ngày càng tích lại. Số liệu cho thấy, một người tiêu thụ cùng 1 lượng calories trong nhiều năm sẽ tăng khoảng 20% cân khi về già, nếu không cắt giảm.

Một nghiên cứu khác được nhóm các nhà khoa học này thực nghiệm trên 41 bệnh nhân trải qua phẫu thuật lấy mỡ thừa. Họ phát hiện ra chỉ những người có tỷ lệ chuyển hóa lipid thấp mới có thể hạn chế được việc thừa cân trở lại – khi khả năng tích mỡ của nhóm người này sẽ được hạn chế.

Lúc trẻ mình dây, lúc già béo tròn - đây chính là thủ phạm gây ra bi kịch cho tất cả chúng ta - Ảnh 3.

"Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy sự thay đổi của quá trình chuyển hóa mô mỡ theo độ tuổi gần như biệt lập với các yếu tố khác," -theo Pter Arner, giáo sư tại viện Karonlinska, Thụy Điển kiêm tác giả của nghiên cứu cho biết.

"Đây có thể là bước tiến cần thiết để điều trị hiệu quả căn bệnh béo phì."

Phát hiện này đồng thời tạo tiền đề cho việc khuyến khích mọi người tăng cường việc rèn luyện sức khỏe thường xuyên hơn bằng cách tập thể dục – một cách tiêu thụ lượng calories thừa hiệu quả.

"Béo phì và các bệnh liên quan đang là vấn đề sức khỏe tâm điểm trong thời đại số hiện nay." - nhà nghiên cứu tại Viện Karonlinska, Kirsty Spadling cho biết. Thế nên, việc tăng cường thể thao kèm việc kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày theo thời gian luôn là giải pháp giúp chúng ta đẩy lùi được những biểu hiện của quá trình lão hóa, mà không cần bất kì can thiệp rủi ro nào.

Theo HuffingtonPost, Self