Lois Weber: Nữ đạo diễn xuất sắc nhất Hollywood không ngại vạch trần mảng tối xã hội, sự nghiệp lẫy lừng nhưng chết trong cô độc túng thiếu, không ai ngó ngàng

L.T, Theo Helino 02:16 18/06/2019

Sự nghiệp lẫy lừng là vậy nhưng đến cuối đời, nữ đạo diễn Lois Weber lại chết trong cô độc, túng thiếu và gần như bị lãng quên vào năm 1939.

Ngày nay, trong một lĩnh vực đặc thù như điện ảnh, việc nữ giới tham gia vào quá trình sản xuất phim không còn quá xa lạ nữa. Họ là những người phụ nữ những người đứng sau máy quay như đạo diễn, nhà sản xuất, quay phim, biên kịch… hoặc các bộ phận đảm nhiệm trang phục, thiết kế sản xuất. Tuy nhiên, ở thời kỳ đầu của ngành công nghiệp điện ảnh, thì điều đó quả thực quá đỗi khan hiếm bởi những định kiến xã hội khiến quá trình tiếp cận môn nghệ thuật thứ bảy của người phụ nữ trở nên khó khăn hơn, nhưng hiếm không có nghĩa là không có. Đã có vài tên tuổi nữ giới góp phần làm nên lịch sử cho ngành điện ảnh, và trong số đó, người ta không thể quên cái tên Lois Weber - nữ đạo diễn từng làm rung chuyển thế giới với những bước đột phá không tưởng.

Cảnh khỏa thân, nạo phá thai, ngừa thai, mại dâm - ngày nay chẳng còn hiếm hoi trong các bộ phim điện ảnh hoặc truyền hình, thế nhưng trong kỷ nguyên phim câm, những cảnh quay ấy xuất hiện trong các bộ phim của Lois Weber đã gây sốc cho nhiều người vì "dám đi trước thời đại", ấy vậy mà nó vẫn có sức hút đến lạ.

Lois Weber: Nữ đạo diễn xuất sắc nhất Hollywood không ngại vạch trần mảng tối xã hội, sự nghiệp lẫy lừng nhưng chết trong cô độc túng thiếu, không ai ngó ngàng - Ảnh 1.

Thời đó, hiếm có người phụ nữ nào lại ngồi sau ống kính máy quay để chỉ đạo diễn xuất như Weber.

Lois Weber: Nữ đạo diễn xuất sắc nhất Hollywood không ngại vạch trần mảng tối xã hội, sự nghiệp lẫy lừng nhưng chết trong cô độc túng thiếu, không ai ngó ngàng - Ảnh 2.

Bà đã viết kịch bản, đạo diễn, sản xuất và đôi khi còn đảm nhận cả vai chính trong các bộ phim của mình. Năm 1916, bà là đạo diễn phòng thu được trả lương cao nhất ở Mỹ, tính ở cả 2 giới - đàn ông hay phụ nữ. Bà là người đi tiên phong trong các kỹ thuật "khó nhằn" nhưng lại ấn tượng trong phim ảnh, bao gồm chia đôi màn hình và phơi sáng kép. Có một quãng thời gian, bà còn điều hành studio của riêng mình, và cùng với Alice Guy-Blach, bà là một trong 2 người phụ nữ đóng góp nhiều nhất cho điện ảnh trong giai đoạn đầu.

Sự nghiệp lẫy lừng là vậy nhưng đến cuối đời, Lois Weber lại chết trong cô độc, túng thiếu và gần như bị lãng quên vào năm 1939.

Lois Weber: Nữ đạo diễn xuất sắc nhất Hollywood không ngại vạch trần mảng tối xã hội, sự nghiệp lẫy lừng nhưng chết trong cô độc túng thiếu, không ai ngó ngàng - Ảnh 3.

Khởi nguồn đam mê

Lois Weber sinh ngày 13 tháng 6 năm 1879 ở ngoại ô thành phố Pittsburgh, tiểu bang Pennsylvania (Mỹ) trong một gia đình trung lưu. Khi còn nhỏ, bà từng có niềm đam mê với cây đàn dương cầm. Lớn hơn 1 chút, bà tham gia vào dàn đồng ca của nhà thờ với nhiệm vụ giảng đạo trên đường phố. Bà rất thích xem phim ảnh và coi đó là một cách để giảng dạy những thông điệp có ý nghĩa về xã hội.

Weber từng giãi bày tâm tư của mình vào năm 1914 rằng: "Trong những thước phim điện ảnh, tôi đã tìm thấy cuộc sống của mình. Tôi tìm thấy ngay một lối thoát cho cảm xúc và lý tưởng của mình. Tôi có thể truyền đạt cho mọi người về những điều xuất phát từ trái tim mình và nếu có cơ hội được viết kịch bản, đóng vai trò chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất phim mà thông điệp của tôi không đến được với ai đó, tôi chỉ có thể tự trách mình."

Trước khi trở thành một nhà làm phim, Weber đã bỏ việc truyền giáo để đi lưu diễn khắp đất nước với tư cách là một nghệ sĩ piano hòa nhạc - cho đến một đêm, một ý tưởng chợt nảy ra trong đầu, bà rời khỏi sân khấu hòa nhạc và lao vào chuẩn bị cho bộ phim ngắn đầu tiên của mình vào năm 1911.

Bà chia sẻ khi nhìn lại sự nghiệp của mình: "Tôi lớn lên trong một ngành khi mà mọi người quá bận rộn học hỏi công việc của riêng mình trong ngành đến nỗi không ai có thời gian để ý tới việc liệu một người phụ nữ có đang giành được chỗ đứng hay không".

Thời còn trẻ, Weber luôn là một kẻ nổi loạn. Bà dám đứng trên sân khấu diễn xuất dù thời đó, vào thời của bà, đó là một việc nhơ nhuốc, đầy tai tiếng. Sau đó, bà quyết định rời bỏ sân khấu để kết hôn với một diễn viên, ông Phillips Smalley. Họ cùng nhau làm phim nhưng ai cũng biết rõ rằng, bà mới là người sáng tạo chính.

Một trong những bộ phim đầu tiên của Weber là Suspense (1913) - một kiệt tác nhỏ nhưng vẫn có sức sống mãnh liệt cho tới tận ngày nay. Có độ dài 11 phút, phim ngắn ấy có chỗ đứng ngang hàng với những tác phẩm hay nhất của đạo diễn Alfred Hitchcock. Trong phim, Weber đóng vai "Người vợ" đang ở một mình với đứa con nhỏ trong một căn nhà ở vùng xa xôi, hẻo lánh thì một người đàn ông có tên gọi là "Kẻ lang thang" tìm cách đột nhập vào nhà. Thấy có kẻ xấu, người vợ gọi điện cho chồng đang làm việc ở văn phòng. Weber đã khéo léo chia màn hình ra 3 khoảng tam giác để khán giả có thể thấy biểu cảm của cả 3 nhân vật cùng một lúc.

Lois Weber: Nữ đạo diễn xuất sắc nhất Hollywood không ngại vạch trần mảng tối xã hội, sự nghiệp lẫy lừng nhưng chết trong cô độc túng thiếu, không ai ngó ngàng - Ảnh 5.
Lois Weber: Nữ đạo diễn xuất sắc nhất Hollywood không ngại vạch trần mảng tối xã hội, sự nghiệp lẫy lừng nhưng chết trong cô độc túng thiếu, không ai ngó ngàng - Ảnh 6.

Weber đã khéo léo chia màn hình ra 3 khoảng tam giác để khán giả có thể thấy biểu cảm của cả 3 nhân vật cùng một lúc.

Có một cảnh quay cận cảnh cho thấy con mắt của "Kẻ lang thang" nhìn chằm chằm qua lỗ khóa của cánh cửa. Weber đã sử dụng những cách làm gây hồi hộp, kịch tính thường xuất hiện trong các bộ phim ngày nay, chẳng hạn như cảnh quay đường dây điện thoại bị cắt bằng một con dao. Các cảnh quay đó sẽ chẳng có ý nghĩa đặc biệt nếu như phim không được biên tập lại để tạo ra cảm giác căng thẳng, nghẹt thở.

Vậy nên, cho dù phim ngắn "Suspense" có là tác phẩm duy nhất của Weber đi nữa thì bà vẫn xứng đáng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử điện ảnh thế giới.

Dám dùng phim để vạch trần "bộ mặt thật" của xã hội

Không phải tất cả phim của bà đều hay đối với khán giả, trong đó có "Hypocrites" được sản xuất năm 1915. Trong bộ phim này, bà đã "mạnh tay" sử dụng những phúng dụ (kiểu nói bóng gió") để lột trần những mặt tối của xã hội.

Bộ phim "Hypocrites" được nhớ đến vì có cảnh bức tượng "sống dậy" trở thành một người phụ nữ khỏa thân với hình ảnh mờ đục bằng hiệu ứng chồng sáng. Các sử gia vẫn còn tranh cãi về việc liệu nữ diễn viên có mặc quần áo bó sát hay không, nhưng cảnh khỏa thân trông thuyết phục đến nỗi nó gây phẫn nộ cho một số hội đồng kiểm duyệt ở Mỹ.

Lois Weber: Nữ đạo diễn xuất sắc nhất Hollywood không ngại vạch trần mảng tối xã hội, sự nghiệp lẫy lừng nhưng chết trong cô độc túng thiếu, không ai ngó ngàng - Ảnh 7.

Một quảng cáo trên báo cho bộ phim "Hypocites" (1915) gây tranh cãi của Weber.

Weber bác bỏ rằng cảnh khỏa thân là "trò quảng cáo" đồng thời chỉ ra sự tinh tế của hình ảnh thể hiện. "Tôi hy vọng rằng cảnh quay đó sẽ trở thành một sức mạnh tinh thần", bà nói.

Năm tiếp theo, Weber đạt được đỉnh cao danh vọng khi cho ra đời 3 trong số những tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp của bà. Tác phẩm "Đôi giày" (sản xuất năm 1916) nằm trong số những tác phẩm có sức thuyết phục và có khả năng thu hút khán giả nhất của bà.

Phim kể về cô gái bán hàng có tên là Eva, người phải bươn chải để lo cho bố mẹ và các em. Đôi giày của cô bị thủng lỗ chỗ và bung ra mà cô không thể mua đôi giày mới với đồng lương bèo bọt. Cô gái trẻ đã tuyệt vọng đến nỗi đưa ra quyết định ngủ với một gã ca sỹ phóng đãng của một câu lạc bộ đêm. Vào vai cô gái bán hàng Eva, nữ diễn viên Mary Maclaren khiến trái tim khán giả thắt lại khi đưa ra quyết định của mình, mặc thật đẹp để đến buổi hẹn với gã ca sỹ, nhìn vào mình trong chiếc gương nứt với ánh mắt buồn bã.

Lois Weber: Nữ đạo diễn xuất sắc nhất Hollywood không ngại vạch trần mảng tối xã hội, sự nghiệp lẫy lừng nhưng chết trong cô độc túng thiếu, không ai ngó ngàng - Ảnh 8.
Lois Weber: Nữ đạo diễn xuất sắc nhất Hollywood không ngại vạch trần mảng tối xã hội, sự nghiệp lẫy lừng nhưng chết trong cô độc túng thiếu, không ai ngó ngàng - Ảnh 9.

Hình ảnh nhân vật Eva trong bộ phim "Shoes" (Đôi giày).

Cảnh phim chuyển thành màu đen sau cuộc gặp gỡ ở câu lạc bộ nhưng đến ngày hôm sau cô gái đã có một đôi giày mới. Bộ phim gây chú ý ở chỗ nó không có bất kỳ phán xét nào đối với Eva. Một poster quảng cáo cho bộ phim mô tả: "3 tuần lễ đầy biến động trong cuộc đời của một cô gái bán hàng sống kiếp sống nửa nô lệ, bị đẩy vào con đường tội lỗi mặc dù bản thân cô không có lỗi". Weber đã cố tình "nhắm vào" sự bất bình đẳng xã hội và những tư tưởng lạc hậu chứ không phải những người là nạn nhân.

Tác phẩm gây tranh cãi hơn của Weber trong cùng năm đó là bộ phim "Các con tôi đâu?". Bộ phim nói về việc tránh thai và phá thai ở thời điểm mà cả hai việc này đều bị coi là bất hợp pháp. Câu chuyện bắt đầu với một công tố viên địa hạt truy tố một người đàn ông bị cáo buộc quảng bá thứ "văn chương không đúng đắn" - một tờ rơi có các thông tin về biện pháp tránh thai.

Dòng chữ giới thiệu phim viết: "Tất cả những người thông minh đều biết rằng tránh thai là chủ đề được công chúng quan tâm một cách nghiêm túc". Thế nhưng, bang Pennsylvani - quê nhà của bà - đã cấm chiếu phim này với lý do "không phù hợp cho những người đàng hoàng xem". Các tiểu bang khác thì "khoan dung hơn" và bộ phim này đã trở thành phim thành công nhất của hãng Universal Pictures trong năm đó.

Cốt truyện tập trung vào người vợ của công tố viên dẫn những người bạn xã giao của bà ta đến gặp một bác sĩ phá thai có tên là Malfit và bản thân bà cũng phá thai. Dòng chữ xuất hiện trên màn hình thuyết giảng về sự ích kỷ của bà khi không muốn có con cái - điều vốn được xem là nghĩa vụ của người phụ nữ trung lưu. Những đứa trẻ sinh ra bị bệnh tật là tội ác của người lớn, các nhân vật trong phim tin như thế - một quan điểm mà bà Weber cũng ủng hộ.

Weber cũng là người phụ nữ đầu tiên đạo diễn những cảnh hành động lớn trong phim The Dumb Girl of Portici (tạm dịch: "Cô gái Ngốc ở thành Portici") sản xuất năm 1916. Nữ vũ công ba-lê vĩ đại người Nga Anna Pavlova thủ vai chính trong bộ phim với bối cảnh nước Ý vào thế kỷ thứ 17, dưới sự cai quản của các Phó vương Tây Ban Nha. Trong phim, Pavlova vào vai một nữ ngư dân câm bị một gã quý tộc quyến rũ. Được xem là một trong những bộ phim hành động tốn kém nhất vào thời đó, "Cô gái Ngốc ở thành Portici" có những cảnh đám đông cuồng nhiệt xuyên suốt và tất cả đều được dàn dựng hoàn hảo.

Lois Weber: Nữ đạo diễn xuất sắc nhất Hollywood không ngại vạch trần mảng tối xã hội, sự nghiệp lẫy lừng nhưng chết trong cô độc túng thiếu, không ai ngó ngàng - Ảnh 10.

Weber (trái) và các diễn viên tham gia phim hành động Dumb Girl of Portici

Chết trong cô độc, túng thiếu và bị lãng quên

Vào những năm 1920, khi thế giới có nhiều đổi thay, khán giả cũng bắt đầu không mấy hứng thú với những phim mang tính xã hội nữa. Và quan trọng nhất, như các nhà sử học điện ảnh trong đó có Cari Beachamp đã chỉ ra, nam giới giờ đây đã nhận ra rằng thứ mới mẻ lạ lùng vốn được gọi là điện ảnh này có thể hái ra tiền thật sự.

Khi điện ảnh trở thành ngành kinh doanh lớn, như Beauchamp đã nói, "đàn ông muốn công việc đó" - và họ đã có được nó.

Bất chấp mọi khó khăn, Weber vẫn tiếp tục làm phim, trong đó có một bộ phim nói vào năm 1934, đó cũng là bộ phim cuối cùng của bà.

Lois Weber: Nữ đạo diễn xuất sắc nhất Hollywood không ngại vạch trần mảng tối xã hội, sự nghiệp lẫy lừng nhưng chết trong cô độc túng thiếu, không ai ngó ngàng - Ảnh 11.
Lois Weber: Nữ đạo diễn xuất sắc nhất Hollywood không ngại vạch trần mảng tối xã hội, sự nghiệp lẫy lừng nhưng chết trong cô độc túng thiếu, không ai ngó ngàng - Ảnh 12.
Lois Weber: Nữ đạo diễn xuất sắc nhất Hollywood không ngại vạch trần mảng tối xã hội, sự nghiệp lẫy lừng nhưng chết trong cô độc túng thiếu, không ai ngó ngàng - Ảnh 13.

Sau khi ly dị Smalley, Weber kết hôn với một người đàn ông nhưng hắn là "kẻ đào mỏ", hắn đã ăn chơi hết tiền bạc của Weber rồi bỏ bà. Ngày 13 tháng 11 năm 1939, Weber trút hơi thở cuối cùng trong sự túng thiếu và cô độc, không một ai bên cạnh. Cả sự nghiệp lẫy lừng của bà cũng bị rơi vào quên lãng. Mãi cho tới gần đây, cái tên đạo diễn Lois Weber mới được người ta nhớ đến trở lại bởi những bộ phim nổi bật của bà đã được chiếu trở lại tại các lễ hội và các buổi trình chiếu đặc biệt trên khắp thế giới.

Đếm sơ qua cả phim ngắn và dài, Weber đã đạo diễn ít nhất 138 phim - tất cả trước năm 1940. Bà trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên đạo diễn một bộ phim dài đầy kịch tính với "The Merchant of Venice" sản xuất năm 1914.

"Vào thời của bà ấy, Weber được coi là một trong ba bộ óc vĩ đại của ngành công nghiệp điện ảnh thời kỳ đầu, cùng với DW Griffith và Cecil B. DeMille", Shelley Stamp, nhà sử học trong lĩnh vực điện ảnh tại Đại học California, nói.

(Nguồn: BBC)