LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng!

Haylee, Theo Trí Thức Trẻ 16:04 19/05/2017

Theo đánh giá của một số chuyên gia, phim Trung Quốc ngày nay “không xứng đáng được giới thiệu tại Cannes” bởi chúng không còn tính nghệ thuật mà bị thương mại hoá quá nhiều.

Tháng 5 này, Liên hoan phim Cannes lần thứ 70 đã chính thức diễn ra tại Pháp, quy tụ dàn anh tài đến từ các quốc gia trên thế giới về tranh tài. Mọi hoạt động của Cannes 2017 được gói trong 12 ngày – bắt đầu từ 17/5 đến hết ngày 28/5/2017. 

Năm nay, khán giả Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến Cannes bởi nữ hoàng thảm đỏ Phạm Băng Băng được mời làm giám khảo Liên hoan phim danh giá này. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các ứng viên đến từ Trung Quốc tại Cannes lại vô cùng ít ỏi và không được đánh giá cao bằng các đối thủ khác.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 1.

Phạm Băng Băng làm giám khảo Cannes nhưng phim Trung thì vẫn bị ghẻ lạnh như thường

Cụ thể, Trung Quốc không có bất kỳ đại diện nào lọt được vào vòng tranh giải Palme d’Or danh giá của LHP Cannes. Thậm chí, báo giới còn từng đăng tải bài viết với tựa đề "Điện ảnh Trung Quốc vắng mặt lần nữa tại Cannes". Tuy nhiên đến sát nút, ban tổ chức lại công bố việc tác phẩm điện ảnh Đi Qua Tương Lai của đạo diễn Lý Duệ Quân là một trong những ứng viên của Un Certain Regard – Giải thưởng dành cho phim có ý tưởng mới và đạo diễn trẻ.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 2.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 3.

Về nội dung, Đi Qua Tương Lai (Walking Past the Future) xoay quanh cô gái lặng lẽ, khép kín có tên Dương Diệu Đình (Dương Tử San). Cô sinh sống tại Thẩm Quyến, nơi cha mẹ cô đã làm việc suốt hơn 20 năm có lẻ. Sau khi chuyển về quê nhà Cam Túc, Dương Diệu Đình bắt đầu tìm cách kiếm tiền để có thể mang đến cho bố mẹ một cuộc sống tốt đẹp hơn.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 4.

Ngoài Đi Qua Tương Lai, đạo diễn trẻ Trung Quốc – Khâu Dương – cũng có cho mình một suất tranh giải Cành Cọ Vàng dành cho phim ngắn. Tác phẩm mà Khâu Dương giới thiệu đến ban giám khảo Cannes có tên Thành Phố Nhỏ Tháng Hai (tên khác: A Gentle Night). Nhân vật chính của tác phẩm này là một người mẹ tìm kiếm đứa con gái bị mất tích. Thành Phố Nhỏ Tháng Hai cũng sẽ chính thức trình chiếu trong khuôn khổ LHP Cannes vào ngày 27/5/2017.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 5.

Vương Thư Dương

Bên cạnh đó, Trung Quốc có thêm 1 đại diện nhỏ lẻ khác là Koki – tác phẩm hoạt hình của cô gái trẻ đến từ tỉnh Sơn Tây có tên Vương Thư Dương. Được biết, Koki sẽ được trình chiếu tại Cannes Short Film Corner. Tại đây, ngoài việc giới thiệu đứa con tinh thần của mình, sự nghiệp tương lai của Vương Thư Dương cũng có thể có thêm những bước ngoặt mới.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 6.

Về nội dung, Koki là câu chuyện giữa một chàng trai và một cô nàng hồ ly. Chàng trai bị lạc trong rừng và không tìm được đường ra. Bất ngờ, một cô gái xinh đẹp xuất hiện rồi giúp đỡ anh ta. Khi chàng trai dừng lại để nói lời cảm ơn, cô gái đã biến mất. Trước mặt anh ta chỉ xuất hiện một chú cáo. Được biết, Vương Thư Dương mất 1 năm để lên ý tưởng kịch bản, dựng phim, làm hậu kỳ cho Koki.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 7.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 8.

Ngoài ra, phim truyền hình làm mưa làm gió hồi đầu năm – Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa – cũng được mời tham dự hội thảo Fresh Around the World/MIPTV. Đây là hoạt động thuộc liên hoan phim truyền hình Cannes. Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa tham gia với tư cách là một trong 50 bộ phim truyền hình được yêu thích nhất thế giới.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 9.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 10.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 11.

Sự thương mại hoá trong phim điện ảnh Trung Quốc khiến chất lượng không đạt được tính nghệ thuật như mong muốn của giới nghệ thuật quốc tế

"Vớt" được 4 tác phẩm góp mặt trong LHP Cannes, thế nhưng nền điện ảnh Trung Quốc vẫn khiến các chuyên gia thế giới phải nhíu mày. Giám đốc LHP Cannes - Thierry Fermaux - bày tỏ: "Điện ảnh Trung Quốc đang ngày càng trở nên thương mại hoá và tập trung nhiều vào thị hiếu của khán giả nội địa. Đó không phải là tác phẩm điện ảnh mà chúng tôi có thể xem hay nhận định. Khi xem nó rồi, chúng tôi lại phải khẳng định rằng, những bộ phim ấy không phù hợp để giới thiệu tại Cannes."

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 12.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 13.

Khi được hỏi về tình trạng rất ít phim Trung Quốc đủ điều kiện tham dự Cannes, Vương Trung Lỗi – CEO của tập đoàn giải trí Hoa Nghị Huynh Đệ - nói: "Tôi không bất ngờ vì chuyện này. Phần lớn các đạo diễn và nhà sản xuất Trung Quốc hiện tại chỉ tập trung vào khán giả nội địa chứ chẳng buồn bận tâm đến việc đưa tác phẩm của mình đi tranh giải ở nước ngoài. Nhưng tôi tin rằng, sau này chúng tôi sẽ có thêm nhiều những dự án thoả mãn được thị hiếu của Cannes."

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 14.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 15.

Từ trước đến nay, Trung Quốc mới chỉ có 1 tác phẩm giành được giải thưởng cao quý Cành Cọ Vàng (Palme d’Or) vào năm 1993. Đó là phim điện ảnh Bá Vương Biệt Cơ (Farewell My Concubine) của đạo diễn Trần Khải Ca. Tác phẩm có sự góp mặt của Trương Quốc Vinh, Củng Lợi, Trương Phong Nghị.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 16.

LHP Cannes 2017: Mặc Phạm Băng Băng làm giáo khảo, phim Trung vẫn bị thất sủng! - Ảnh 17.

Có thể thấy, điện ảnh Trung Quốc đang mất dần vị thế trong mắt những nhà phê bình nghệ thuật thế giới. Trong khi đó, điện ảnh Hàn Quốc lại đang vươn lên mạnh mẽ cũng như đầu tư nhiều vào các tác phẩm có chất lượng cao. Chỉ riêng tại hạng mục Palme d’Or năm nay, Hàn Quốc đã có đến 2 ứng viên tranh giải là Okja của đạo diễn Bong Joon Ho và The Day After của đạo diễn Hong Sang Soo.

Lợi nhuận quá lớn đến từ thị trường nội địa đang bào mòn tính nghệ thuật cùng sự sâu sắc trong các tác phẩm điện ảnh ngày nay của lớp đạo diễn trẻ xứ Trung. Với đà này, chắc chắn đế chế điện ảnh một thời của đại lục sẽ dần thụt lùi so với các thị trường khác.