Lật tẩy các chiêu trò gian lận, bê bối trong làng eSports, muôn hình muôn vẻ!

Gia Minh, Theo Trí Thức Trẻ 05:47 01/01/2020

Thể thao điện tử đang ngày càng được thế giới quan tâm và coi trọng hơn. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển đó cũng tồn tại không kém những chiêu trò tiêu cực, gian lận.

Bán độ, dàn xếp tỷ số

Lật tẩy các chiêu trò gian lận, bê bối trong làng eSports, muôn hình muôn vẻ! - Ảnh 1.

Đây là chiêu trò quen thuộc nhất khi một bên chủ động thi đấu dưới sức, cố tình thua, dàn xếp tỷ số game đấu để ăn tỷ lệ cược nhằm mưu lợi cho bản thân và các cá nhân. Năm 2015, tuyển thủ Starcraft II người Hàn Lee Seung "Life" Hyun đã tự đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp thi đấu đang ở đỉnh cao. Đương kim vô địch MLG Championship cố tình để thua trong chung kết giải đấu nhỏ, đút túi hơn 70 triệu Won (1,4 tỷ đồng). Life bị hiệp hội KeSPA truy tố, phải nhận 18 tháng tù giam và nộp phạt 64.000 USD.

Một số game thủ AoE cũng dính nghi án bán độ, dàn xếp tỉ số trước khi thi đấu để thu lợi bất chính. Các đội tuyển Việt Nam như Legends.GO (CS:GO), Aces Gaming (Dota2) đã bán độ trong thi đấu, gây ảnh hưởng đến nền eSports nước nhà.

Sử dụng phần mềm gian lận

Lật tẩy các chiêu trò gian lận, bê bối trong làng eSports, muôn hình muôn vẻ! - Ảnh 2.

Nền eSports thế giới tính đến hiện tại không thiếu những trường hợp sử dụng phần mềm gian lận trong thi đấu chuyên nghiệp. Phần mềm gian lận trực tiếp can thiệp vào hệ thống của game để tạo lợi thế cho người sử dụng, giúp họ trở nên gần như bất bại. Thử tưởng tượng bạn thi đấu game FPS như CS:GO mà kẻ địch lúc nào cũng thấy được vị trí của mình và cứ gặp là ăn ngay phát headshot thì còn gì để chơi nữa.

Năm 2018, Nikhil "Forsaken" Kumawat của đội tuyển OpTic India bị cấm thi đấu 5 năm do sử dụng phần mềm gian lận mang tên "word.exe".

Đá stream

Lật tẩy các chiêu trò gian lận, bê bối trong làng eSports, muôn hình muôn vẻ! - Ảnh 3.

Đá stream hay "stream-sniping" là hình thức gian lận trên các nền tảng stream trực tuyến như YouTube, Twitch, Nonolive… Kẻ gian xem kênh stream đối thủ của mình khi đang chơi trong cùng một game để nắm bắt được thông tin, tình hình phía đội bạn để đưa ra đối sách tạo lợi thế, xoay chuyển cục diện.

Nạn nhân tiêu biểu của hình thức này có thể kể đến thầy giáo quốc dân Baroibeo. Do quá nổi tiếng nên thầy Ba liên tục bị đá stream để khai thác bởi đội bạn, dẫn đến thế trận một chiều và những KDA không tưởng.

Tại giải đấu Hearthstone World Champion 2017, Chen Wei "Tom60229" Lin cùng đồng đội đã sử dụng hình thức đá stream để giành thắng lợi. Ngay sau đó, ban tổ chức giải đấu đã thẳng tay loại tuyển thủ này và đội Chinese Taipei khỏi giải đấu ngay lập tức.

Gian lận độ tuổi

Lật tẩy các chiêu trò gian lận, bê bối trong làng eSports, muôn hình muôn vẻ! - Ảnh 4.

Các tựa game eSports đều quy định độ tuổi từ 17 trở lên để có thể thi đấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vài đội tuyển cố tình phớt lờ quy định này để đưa game thủ chưa đủ tuổi vào thi đấu.

Tại giải COD4, đội tuyển FatGames đã đưa D1ablo (lúc đó chưa đủ tuổi thi đấu) tham dự. Việc này nhanh chóng bị ban tổ chức phát hiện. D1ablo lẫn người đưa cho cậu thông tin đăng nhập là Stat bị cấm trong vòng 6 tháng, đồng thời FatGames bị trừ điểm trên bảng xếp hạng.

Cày thuê, buff elo

Lật tẩy các chiêu trò gian lận, bê bối trong làng eSports, muôn hình muôn vẻ! - Ảnh 5.

Đây là vấn nạn nhức nhối nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn cả cộng đồng eSports thế giới. Việc cày thuê elo thường diễn ra ở những tựa game có chế độ xếp hạng như Liên Minh Huyền Thoại, Dota2, Overwatch... Đặc biệt, khi eSports ngày càng có chổ đứng trên thế giới, các tuyển thủ chuyên nghiệp được trả số tiền lớnđể giúp người khác đạt được thứ bậc cao hơn với trình độ thực sự.

Đầu năm 2019, do nghi vấn cày thuê mà tuyển thủ Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp Zeros đã bị phạt mất 1 lượt cấm cho đội mình.

Đi đêm

Lật tẩy các chiêu trò gian lận, bê bối trong làng eSports, muôn hình muôn vẻ! - Ảnh 6.

Đây là hình thức dễ thấy nhất ở cộng đồng Việt Nam. Đi đêm (tampering, poaching) là hình thức lôi kéo, xúi giục các tuyển thủ ở đội khác rời đi và gia nhập đội mình. Điều này trái với quy định luật thể thao điện ở điều 12.

Ví dụ điển hình chính là Minas. Game thủ này và đội tuyển Boba Marines đã ngậm trái đắng khi có hành vi lôi kéo, xúi giục sai quy tắc giải đấu. Sau đó, BTC cấm Minas thi đấu 3 tháng và Boba Marines mất quyền chuyển nhượng thành viên trong 6 tháng.

Nghi vấn bóp băng thông mạng

Lật tẩy các chiêu trò gian lận, bê bối trong làng eSports, muôn hình muôn vẻ! - Ảnh 7.

Lần đầu tiên thể thao điện tử trở thành nội dung thi đấu tranh chấp huy chương, nhiều tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra tại SEA Games 30. Ngoài việc khung giờ thi đấu bị thay đổi liên tục, các tuyển thủ còn phải dùng đường truyền Wi-Fi chứ không phải LAN-to-phone thông thường. Chính điều này dẫn đến hiện tượng giật (lag) thường xuyên xảy ra. Tín hiệu sóng đôi lúc chỉ còn 1 vạch khiến chất lượng nhiều trận đấu bị ảnh hưởng nặng nề.

Wi-Fi kém đến mức trưởng ban eSports - Hiệp hội Thể thao Điện tử và Giải trí Việt Nam phải "làm căng" thì ban tổ chức mới chịu reset access point. Nhiều người đồn đoán đây là chiêu trò của ban tổ chức nhằm gây ra tâm lý ức chế cho tuyển thủ. Qua đó, họ tạo điều kiện tốt cho đội chủ nhà để giành chiến thắng không minh bạch.

Lật tẩy các chiêu trò gian lận, bê bối trong làng eSports, muôn hình muôn vẻ! - Ảnh 8.