Làm thế nào để bắt kịp các môn học bị “hổng kiến thức” khi bị bỏ lại đằng sau

Phương Võ, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 14/09/2016

Nếu nghĩ xa hơn bạn sẽ thấy một dây chuyền các hậu quả có thể xảy ra nếu bị hổng kiến thức đấy!

Ngồi trên lớp học bạn cảm thấy những kiến thức được truyền tải lúc nào cũng mới mẻ với mình mặc dù đã được học ở kỳ trước. Bạn cảm thấy không có động lực để làm bài tập vì không biết kiến thức nào sẽ áp dụng cho bài tập này? Bạn cảm thấy quá tải khi đến lớp? Bạn đang bị tụt dốc không phanh? Có thể là do bạn bỏ lỡ hai hoặc ba ngày trên lớp vì bị ốm, vì thời tiết xấu hoặc một nguyên nhân nào dẫn đến kết quả không như mong đợi. Nhưng đó chỉ là lời biện minh cho những gì ngoài ý muốn.

Sẽ không bao giờ là quá muộn nếu như bạn biết chịu khó tìm hiểu và khắc phục bằng:

1. Lp mt bng danh sách nhng lỗ hng

Công việc này đòi hỏi bạn phải biết cách đào bới và sàng lọc. Khi bạn đã xới tung mảnh đất kiến thức của mình, công việc tiếp theo là tiến hành sàn lọc, những mảng nào đã được bạn nghiền kỹ thâu nạp vào bộ nhớ thì  sẽ được lọt xuống ray còn những viên sỏi thô sơ chưa mài dũa sẽ bị giữ lại.

Làm thế nào để bắt kịp các môn học bị “hổng kiến thức” khi bị bỏ lại đằng sau - Ảnh 1.

Việc kiểm tra những kiến thức bị hổng ở kỳ trước không phải là đơn giản, đặc biệt là với những môn học có phần này tiếp nối của phần kia, quan hệ dây mơ rễ má là thế buộc bạn phải truy ngọn đến tận gốc để tìm ra mình đã bỏ lỡ ở đâu? Bị thiếu phần nào? Hiểu sai cái gì? Càng hiểu lỗi sai của bản thân bao nhiêu thì quá trình này lại càng thành công bấy nhiêu.

Tiếp theo bạn lấy giấy bút ra và lập một bản danh sách tự đánh giá về những ghi chú, bài tập, định nghĩa, khái niệm mà mình cảm thấy chưa hiểu hay đã vô tình bỏ lỡ. Công đoạn này cũng giống việc trị bệnh phải biết nguyên nhân mới mong tìm được phương pháp  hữu hiệu chữa khỏi cho bản thân.

2. Lp kế hoch cho vic lp đy l hng

Đầu tiên và quan trọng nhất là bạn cần có một thái độ tích cực đối với quá trình này.  Việc lấy lại những kiến thức đã bị hổng là không phải đơn giản chỉ nói không là đủ mà cần có ý chí làm động lực tiến lên phía trước. Hãy thử tưởng tượng bạn đang lênh đênh giữa đại dương kiến thức mênh mông, quá choáng ngợp và mất phương hướng thì đó sẽ là yếu tố nhấn chìm bạn, cho nên phải luôn tích cực, luôn giữ được bình tĩnh, niềm tin rằng ở đằng xa luôn có một tàu cứu hộ đang tiến về phía bạn thì điều kỳ diệu sẽ xảy ra.

Sau khi đã có danh sách dài, tiếp theo là viết ra kế hoạch hành động cụ thể. Bạn nên phân chia nhiệm vụ ôn luyện các kiến thức trên bảng danh sách theo từng ngày, mỗi ngày một mảng nhỏ vì bạn cũng phải dành thời gian để học kiến thức mới cũng như tránh tình trạng quá tải dẫn đến học cũng như không. Một điều nên nhớ là bạn chỉ được phép chuyển qua mục tiếp theo trong danh sách kiến thức hỏng khi phần trước đã nắm bắt khá chắc chắn. Cũng đừng lo lắng mà hãy gặm nhấm từ từ rồi mưa lâu cũng thấm đất.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong quá trình ôn tập lại kiến thức theo kế hoạch đã được lên thì có thể dừng lại, làm một vài hoạt động nhỏ để lấy lại động lực trước khi tiếp tục quay lại quá trình sản xuất. Các hoạt động này sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần hướng vào nhiệm vụ thay vì tốn thời gian suy nghĩ mất bao lâu để hoàn thành nhiệm vụ này.

3. Nh s tr giúp

Làm thế nào để bắt kịp các môn học bị “hổng kiến thức” khi bị bỏ lại đằng sau - Ảnh 2.

Một ý tưởng tuyệt vời  là nhờ đến sự trợ giúp của những người bạn trong lớp. Vì sao ư? Câu trả lời vì đó là những người đã đồng hành với bạn xuyên suốt hành trình khám phá kiến thức, những gì bạn được nghe và truyền tải từ thầy cô đều sẽ được công dân trong lớp ghi nhận. Mặc dù mỗi người có một phương pháp ghi chép khác nhau tùy theo cách hiểu nhưng kiến thức được truyền đi chỉ có một nên những nhận định định nền tảng để áp dụng cơ bản điều giống nhau. Thông qua bài vở ghi chép của bạn cùng lớp bạn sẽ hiểu khái quát hơn về nội dung bị hổng. Một cơ hội nữa của việc học hỏi từ bạn cùng lớp là qua việc lắng nghe họ đặt câu hỏi và tham gia vào cuộc thảo luận nhóm dưới những góc nhìn khác nhau của vấn đề sẽ giúp bạn hình thành suy nghĩ cũng như nắm bắt được nội dung tốt hơn.

Nhưng đừng dừng lại ở đó, vì đôi khi những chi tiết cần đào sâu hơn nữa sẽ cần một lời giải đáp kỹ hơn không ai khác là giáo viên của bạn. Trước tiên, bạn phải biết trung thực với thầy cô về trình độ hiểu bài của mình đến đâu và giải thích lý do tại sao lại như vậy. Và bạn cũng cần tỏ rõ sự chăm chỉ của mình với mong muốn được trở lại tiến độ của cả lớp. Hầu hết các thầy cô sẽ đánh giá cao sự nỗ lực và cả sự thành thật của bạn vì điều đó cho thấy bạn thật sự quyết tâm. Bạn có thể gặp trực tiếp xin cố vấn trong giờ hành chính hoặc có thể gửi email đến thầy cô của mình về những vấn đề chưa hiểu, những câu hỏi cần lời giải đáp và họ sẽ luôn sẵn sàng tiếp nhận những thắc mắc của bạn.

Mặc dù bạn có thể cho rằng đã quá muộn để bắt đầu lại nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm, không gì là quá trễ nếu bạn thực sự quyết tâm chinh phục những khó khăn phía trước. Con đường bạn đi có thể dài hơn người khác tuy nhiên hãy giữ lấy một niềm tin rằng con đường nào rồi cũng dẫn đến La Mã bạn nhé.