Làm sao để biết một bức ảnh "sống ảo" trên mạng là thật hay fake? Đây là bí quyết!

Anh Cương, Theo Trí Thức Trẻ 16:16 08/07/2017

Chỉ cần một chút kiến thức khoa học cơ bản, bạn cũng có thể phát hiện yếu tố "sống ảo" trong một bức ảnh lung linh.

Việc sử dụng kỹ xảo để khiến bức ảnh thêm sinh động là một việc đã trở nên khá quen thuộc. Tuy nhiên cũng có những bức ảnh đã bị quá lạm dụng kỹ xảo khiến cho nhiếp ảnh mất đi sự tự nhiên, nghệ thuật chụp ảnh đúng nghĩa cũng thui chột dần.

Cũng bởi vậy mà trong hằng hà sa số những bức hình trên Internet, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết có rất nhiều bức đã qua chỉnh sửa một cách... thô bạo để cho khổ chủ được sống ảo. Và để "bắt bài" những trường hợp này, có một số phương pháp.

1. Để ý những chi tiết có yếu tố phản xạ trong các bức hình

Đây là một hình ảnh chụp 2 chàng trai đứng trao đổi trên một chiếc hành lang với rất nhiều kính xung quanh.

Làm sao để biết một bức ảnh sống ảo trên mạng là thật hay fake? Đây là bí quyết! - Ảnh 1.

Trông thật tự nhiên phải không? Nhưng thực chất đây là một bức ảnh ghép, và chỉ có 1 trong 2 người đàn ông này là thực sự có mặt trong bức ảnh.

Yếu tố đầu tiên cần chú ý ở đây, là đối với một bức ảnh có 2 người, ta phải quan sát ánh mắt của 2 người có tự nhiên không. Trong trường hợp ảnh có nhiều ánh sáng, cần phải nhìn kỹ vào mắt từng người để xác định nguồn sáng.

Tuy nhiên trường hợp bức ảnh 2 anh chàng trên đây được chụp trong bóng râm, vậy nên ta cần áp dụng phương pháp khác, đó là "bắt bóng".

Làm sao để biết một bức ảnh sống ảo trên mạng là thật hay fake? Đây là bí quyết! - Ảnh 2.

Nguyên lý của phương pháp này khá đơn giản, bạn chỉ cần nối cái điểm viền bên ngoài của chủ thể với ảnh phản chiếu trong gương, lần lượt từ trên xuống. Nếu như đây là một bức ảnh thật, các đường nối bóng và chủ thể sẽ phải song song theo quy tắc quang học. Nhưng bạn có thể thấy trong ảnh một số đường thẳng khá lộn xộn, vì thế có thể kết luận đây là một bức ảnh ghép.

2. Chú ý vào sự đồng nhất của nhân vật, đường chân trời và sự đồng đều về chất lượng các yếu tố trong ảnh

Trong sự kiện sóng thần tại Thái Lan năm 2004, có rất nhiều những bức hình miêu tả sự tàn khốc của thảm họa thiên nhiên này. Tuy nhiên các chuyên gia sau khi xem xét đã phát hiện một số trong đó là giả mạo.

Ví dụ như bức hình dưới đây là một trong những tấm gây chú ý nhất thời điểm bấy giớ. Tuy nhiên, đường chân trời và chi tiết các con sóng trong ảnh không phù hợp với khung cảnh ở Phuket, mà thực chất được lấy từ một con sông tại Trung Quốc.

Làm sao để biết một bức ảnh sống ảo trên mạng là thật hay fake? Đây là bí quyết! - Ảnh 3.

"Hình như mình thấy bức ảnh này quen quen?"

Tương tự, tại Mỹ nhiều năm về trước cư dân mạng xôn xao truyền tay nhau bức ảnh Tượng Nữ thần Tự do bị một cơn sóng khổng lồ vùi dập. Tuy nhiên đối với những ai "quách tỉnh" sẽ dễ dàng nhận ra đây chỉ là một bức hình chế lại từ một cảnh trong phim "The day After Tomorrow".

Làm sao để biết một bức ảnh sống ảo trên mạng là thật hay fake? Đây là bí quyết! - Ảnh 4.

Đôi khi, trí nhớ và ấn tượng về một bức ảnh cũng là những yếu tố giúp bạn phát hiện một bức ảnh không trung thực.

Ví dụ như một cảnh trong phim Spiderman 3 (2007), anh chàng Peter Parker đã bóc mẽ được đối thủ của mình là Eddi Brock khi đưa ra bằng chứng về một tấm ảnh giả về Người Nhện.

Brock vì muốn gian lận nên đã lấy một tấm hình cũ về Người Nhện, chỉnh lại màu và thêm thắt vài chi tiết nhằm qua mặt tổng biên tập tòa soạn The Daily Bugle. Có điều, tấm ảnh kia lại do chính Parker chụp, và thế là...

Làm sao để biết một bức ảnh sống ảo trên mạng là thật hay fake? Đây là bí quyết! - Ảnh 5.

Nguồn: BBC Future