Phong tục cưới xin, ly dị kỳ quặc nhất thế giới

VTC, Theo 13:33 21/05/2010

Tình yêu có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, tuy vậy, cách mà các đôi uyên ương kết hôn, chung sống rồi thậm chí là li dị nhau lại vô cùng đa dạng và khác biệt ở mỗi vùng miền đó.

Các cô gái Tibet phải “có kinh nghiệm” với ít nhất 20 người mới được lấy chồng.

Người Tibet cho rằng, phụ nữ chỉ được khâm phục nếu vẫn có ai đó mong muốn họ. Không phải tự nhiên mà ở vùng này, người ta cho rằng việc lấy gái còn trinh trắng làm vợ chẳng có gì hay ho. Nếu như yếu tố này bị lộ ra, thì cặp vợ chồng đó sẽ bị đuổi khỏi làng.




Trang phục của cô dâu Tibet.

Phong tục cổ này đôi khi gây cho các cô gái sắp lấy chồng những vấn đề nghiêm trọng, bởi trước đám cưới, cô gái phải trao thân cho tối thiểu 20 người đàn ông. Trong điều kiện hầu như không có dân cư ở vùng Tibet, thật khó có thể thực hiện được điều đó. Các cô gái phải một mình hoặc cùng với người mẹ đầy lo lắng, đi ra các đường mòn trên núi.


Vùng núi Tibet là nơi có nhiều bộ phận dân tộc thiểu số ít người.

Chân, tay và răng của cô dâu đều nhuộm đen

Mali là quốc gia phía tây của Châu Phi, phong tục hôn lễ ở đây cũng có những đặc sắc khá riêng biệt. Cô dâu ở đất nước này rất coi trọng đến kiểu tóc. Để cho mình hoạt bát năng động và tràn đầy sức sống, cô dâu thường để cho tóc thẳng, thậm chí có thể dùng đến tóc giả dài để kết tóc thành nhiều kiểu khác nhau.



Tại Mali, màu đen là màu tượng trưng cho sự hoàn mỹ. Vì thế cô dâu thích xoa chân tay và răng thành màu đen để tượng trưng cho vẻ đẹp của mình. 


Gia đình nhà chú rể trong một đám cưới ở Mali.

Cô dâu sau khi làm tóc xong, còn đeo dây chuyền, hoa tai, bao tay, bao chân, thậm chí là vòng đeo ở lỗ mũi. Tại Mali màu đen là màu tượng trưng cho sự hoàn mỹ. Vì thế cô dâu thích xoa chân tay và răng thành màu đen để tượng trưng cho vẻ đẹp của mình. Phụ nữ ở vùng này thường dùng lá cây và hoa để chế ra nguyên liệu, xoa lên tay, chân.

Trước khi xoa vào răng họ sẽ dùng kim châm vào răng để chảy máu, sau đó mới xoa lên chỗ chảy máu. Điều này là tượng trưng cho cô dâu sẽ can tâm tình nguyện và hy sinh vì người chồng. Cuối cùng cô dâu cần tiến hành tắm gội, xịt nước hoa và mặc lễ phục đẹp nhất, đội khăn che mặt và đợi chú rể đến rước.

Lễ đón rước của người Mali khá sinh động, đặc biệt là những người vùng núi. Vào buổi tối khi tổ chức hôn lễ, chú rể sẽ hẹn một vài người bạn tốt khỏe mạnh, nhân lúc trời tối, đến nhà cô dâu nhẹ nhàng mở cửa và vào phòng cướp cô dâu đi, cho dù cô dâu có la hét và khóc cũng không được thả. Dưới sự chỉ đạo của chú rể, một chàng trai sẽ kéo cô dâu và chạy về hướng nhà chú rể.

Người vợ phải tìm mọi cách “quyến rũ” khách đến nhà

Ấy là một trong những tập tục hôn nhân kỳ lạ của người dân miền Bắc Kamchatka (vùng Viễn Đông của Nga). Người chồng muốn vợ tỏ ra thật hấp dẫn trước mặt khách. Nếu nữ chủ nhà sinh con với khách, cả làng sẽ ăn mừng.




Kamchatka (vùng Viễn Đông của Nga) vẫn là một nơi vắng vẻ ít người,
dân ở đây sống chủ yếu nhờ vào chăn nuôi gia súc.

Tại sao lại có chuyện lạ đời như vậy? Đó là vấn đề tự nhiên của một cộng đồng dân cư khép kín. Những đứa trẻ sinh ra do quan hệ cận huyết ở đây thường ốm yếu và chết yểu. Do vậy, việc kéo một người, thậm chí là tình cờ, vào chuyện tình ái được coi là cách cứu vãn thực sự và xếp vào loại chuyện kỳ diệu.

Còn người Eskimo ở vùng lục địa ALaska và những người Chukchi nuôi hươu từ xưa vẫn có phong tục cho thuê vợ ngắn hạn. Khi người đàn ông của một bộ lạc mạnh mẽ hơn đi săn bắn, anh ta luôn có quyền đem theo vợ của ai đó đã được giới thiệu cho.


Người dân tộc Eskimo trong trang phục truyền thống.

Trong thời gian đi săn, người phụ nữ cố gắng hết sức để tỏ ra không chỉ là nội trợ tuyệt vời mà còn là người tình cuồng nhiệt. Vấn đề hoàn toàn không phải là sự suy đồi đạo đức của các dân tộc miền Bắc, mà là, cũng như đối với dân vùng duyên hải, sự lo lắng cho sức khỏe của những thế hệ tương lai.

Từ lâu, người ta đã biết đến các nguyên tắc đón tiếp khách bằng tình dục của thổ dân ở bộ lạc Arunt, Australia. Trong phạm vi một bộ tộc sống khép kín, người ta thường chia sẻ vợ với nhau một cách rất dễ dàng và coi đó đơn giản là sự tôn trọng nhau. Tuy nhiên, có một điều kiện là bản thân người đàn ông được chia sẻ thích người phụ nữ kia và anh ta thực tâm muốn đem đến niềm sung sướng cho người đó. Nếu người đàn ông từ chối, anh chồng coi đó là biểu hiện không tôn trọng mình và gia đình.

Muốn ly hôn phải mổ bò khao cả làng

Có rất nhiều phong tục ly hôn kỳ lạ trên thế giới mà bạn có thể chưa biết. Tại Salvador, khi muốn ly hôn, vợ hoặc chồng phải báo với chính quyền địa phương, sau đó đi mua một con bò về để làm bữa liên hoan mời người thân và bạn bè của hai bên cùng ăn uống. Trước khi ra về, hai vợ chồng đứng đối mặt và tát vào mặt nhau 10 cái "nảy đom đóm" với câu nói: "Hãy nhớ lấy nỗi đau khổ này". Đây cũng chính là lời tuyên bố ly hôn của họ.


Tại Salvador, khi muốn ly hôn, vợ hoặc chồng phải mua một con bò về để làm bữa liên hoan
 
Tại Togo, nếu tình cảm hai người không còn khả năng cứu vãn, họ phải tới xin phép chính quyền địa phương và đưa cho người đại diện của mình một nửa số tóc vừa cắt để họ trao cho "đối phương". Đây được coi là phần không thể thiếu trước khi tiến hành các thủ tục khác.

Tại Ecuador, nếu hai vợ chồng muốn ly hôn, trước hết họ phải tuyệt thực trong 3 ngày. Đến buổi sáng ngày thứ tư, một vị nhiều tuổi nhất tại địa phương sẽ được mời tới kiểm tra xem hai người đã mất hết sinh lực hay chưa, nếu đúng, họ sẽ được ly hôn. Còn ngược lại, người cao tuổi sẽ đưa ra lời tuyên bố: không bao giờ cho phép kết thúc cuộc hôn nhân ấy.