Những kỷ lục choáng nhất của Tết Việt Nam

Rio, Theo 00:00 04/02/2011

Cùng xem những kỷ lục đó là gì nhé!!! <img src='/Images/EmoticonOng/03.png'>

1. Chiếc bánh chưng khổng lồ

Chiếc bánh chưng khổng lồ này xuất hiện trước công chúng vào năm 2007 tại Đền Hùng. Chiếc bánh chưng này nặng tới 2,6 tấn và dài 2,007m (tượng trưng cho năm 2007). Chiếc bánh này đã vượt xa kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2005, khi đó chiếc bánh chưng nặng 1,8 tấn. Theo những người thực hiện thì họ đã phải sử dụng tới 1.100 kg gạo nếp, 300 kg đậu xanh, 200 kg thịt, 350 kg lá chuối, 20 kg lá dong. Phải mất 3 ngày 3 đêm trong lò nấu, chiếc bánh chưng mới được vớt ra. Bánh chưng có kích thước 2007 x 2007 x 650 mm, trọng lượng sau khi nấu đạt 2,6 tấn. Tính ra, chiếc bánh chưng khổng lồ được dâng lên giỗ Tổ có chi phí xấp xỉ 100 triệu đồng.


Di chuyển 1 chiếc bánh chưng khổng lồ là rất khó khăn.


Chiếc bánh chưng được cắt ra...


Những người dân có mặt đều được thưởng thức món bánh chưng đặc biệt này.

2. Mâm ngũ quả lớn nhất Việt Nam

Mâm ngũ quả kỷ lục này được trưng bày trước công viên Văn Miếu, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp trong dịp Tết năm ngoái. Mâm ngũ quả khổng lồ này sử dụng khoảng 5 tấn trái cây tươi, có chiều cao 4m, rộng 14m, và có trị giá lên tới hơn 120 triệu đồng. Xung quanh mâm là 2 con rồng có vảy làm bằng 5.000 quả cau, mình rồng là các loại trái cây đặc sản gồm: xoài cát Hòa Lộc (Cao Lãnh, Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), dừa xiêm (Bến Tre), quýt hồng (Lai Vung, Đồng Tháp), nhãn (Châu Thành, Đồng Tháp). Giữa mâm ngũ quả, bức phù điêu chùa Một Cột được khảm ngũ cốc rất độc đáo, kèm câu đối: “Hà Nội ngàn năm văn hiến, Cao Lãnh trăm năm sen hồng.”


Đẹp quá!!!


Ở giữa là Chùa Một Cột được làm từ ngũ cốc đó!


Tất cả đều được làm từ những loại hoa quả đặc sản.

3. Cây đào đắt giá nhất Việt Nam

Cây đào là một thứ không thể thiếu được trong ngày Tết của miền Bắc. Giá cả của hoa đào cũng rất đa dạng, từ những cành đào có giá vài chục nghìn tới những cây đào vài trăm, vài triệu và có cả những cây đào "vô giá" chỉ có thể cho thuê. Cây đào đắt giá nhất Việt Nam hiện nay có thể nói đến cây đào cổ hơn 80 tuổi ở Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội. Cây đào cổ này cao gần 2m, được đặt trong 1 chiếc chậu đá có đường kính 1,2m được đúc  theo hình bầu dục, có bệ đỡ là 2 chiếc ghế đá rất trang trọng và uy nghi. Chủ của cây đào đắt giá này nói rằng không bao giờ dám bán nó, mà chỉ để cho thuê. Chi phí để thuê được gốc đào quý này trong dịp Tết lên tới hơn 10.000 đô la Mỹ (khoảng 200 triệu đồng).


Những gốc đào thế như thế này rất có giá trị đó!


Cây đào hơn 80 tuổi và chủ nhân...




Chậu cây cũng rất đẹp!!!

4. Cây mai đắt giá nhất Việt Nam

Cây mai này có tên là "Thanh Long Nhất Trụ" có dáng trực (Thân cây thẳng, mọc thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi, thon dần từ gốc đến ngọn), cao 2,5 m, đường kính 24 cm, xuất xứ từ huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long. Cây có tuổi đời 50 năm và đã từng đạt huy chương bạc Hội Hoa Xuân năm 2004. "Thanh Long Nhất Trụ" được mang ra bán đấu giá vào năm 2008, có rất nhiều doanh nhân sẵn sàng trả giá cao cho cây mai có dáng "quân tử" tượng trưng cho tài lộc và sự nghiệp tăng tiến này. Và người dành chiến thắng là 1 nữ doanh nhân, chủ của 1 công ty chuyên về bất động sản. Sau một hồi trả giá căng thẳng, cây mai quý này được định giá 2,5 tỷ đồng.


Cây mai "Thanh Long Nhất Trụ".


Cây mai trị giá 2,5 tỷ đồng trong buổi đấu giá.

5. Câu đối dài nhất Việt Nam

Cặp đối gồm 2 câu, mỗi câu 50 chữ do 50 nhà thư pháp viết trên lụa vàng nghệ, hai đầu may lụa nâu, dài 54m, rộng 1,2m mỗi câu, trên dưới có trục gỗ tròn đường kính 7cm để treo, được thực hiện trong dịp Hội ngộ ông đồ Việt Nam lần thứ 1, diễn ra tại Khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình) năm 2010. Cặp câu đối này phá kỷ lục của câu đối cũ dài 30m, rộng 2,4m do nghệ nhân Trần Quốc Ẩn thực hiện vào ngày 14/04/2005.


Treo câu đối trong nhà dịp Tết là 1 nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam...


Câu đối dài nhất Việt Nam hiện nay.


6. Bánh tét lớn nhất


Vào tối mùng 4 Tết Mậu Tý, tại thành phố HCM diễn ra lễ hội bánh tét, tại đây xuất hiện 2 chiếc bánh tét, mỗi chiếc có trọng lượng khoảng 2 tấn được 2 xe tải mang đến. Có khoảng 40.000 người đã có mặt trong lễ hội và cùng thưởng thức chiếc bánh đặc biệt này.


Cặp bánh tét này có chiều dài mỗi chiếc là 3,5m, đường kính 0,8m và được nấu từ đêm 30 Tết.