Gặp những "người đẹp ngủ" thời hiện đại

Ngựa Vằn, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 20/01/2013

Mắc chứng bệnh này, bệnh nhân thường ngủ li bì cả ngày lẫn đêm...


Stacey Comerford, 15 tuổi, đến từ Shropshire (Anh) bị mắc hội chứng Kleine-Levin hay còn được gọi là hội chứng "người đẹp ngủ". Điều này khiến Stacey có thể lăn ra ngủ bất thình lình và kéo dài trong nhiều tuần.
 
Thời gian ngủ kỷ lục của Stacey kéo dài tới 2 tháng. Vì thế Stacey chỉ có thể tham gia 30% các kỳ thi trong thời gian học của mình. Thậm chí Stacey đã bỏ qua ngày sinh nhật của mình vì... ngủ.
 
Gặp những "người đẹp ngủ" thời hiện đại 1
Hội chứng Kleine-Levin khiến Stacey có thể lăn ra ngủ bất thình lình. 

Stacey bắt đầu có triệu chứng của bệnh Kleine-Levin cách đây khoảng hơn 1 năm khi bạn ấy liên tục cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. 
 

Nicole Delien, 17 tuổi, đến từ Pennsylvania, Mỹ cũng mắc phải hội chứng rối loạn giấc ngủ Kleine-Levine. Mỗi ngày, Delien chỉ thức dậy trong thời gian rất ngắn để ăn hoặc vào phòng tắm rồi sau đó sẽ rơi trở lại vào giấc ngủ ngay lập tức. 

Mẹ của Nicole, cô Vicki cho biết, con gái cô ngủ 18 đến 19 giờ một ngày và ăn trong trạng thái mộng du. Nicole thậm chí còn chẳng nhớ gì về điều đó.

Gặp những "người đẹp ngủ" thời hiện đại 2
Nicole Delien, 17 tuổi, mắc phải "Hội chứng người đẹp ngủ".
 
Gặp những "người đẹp ngủ" thời hiện đại 3
 
Nicole cũng đã bỏ lỡ ngày Lễ Tạ Ơn, Giáng sinh, sinh nhật và cả chuyến đi đầu tiên đến Disney World cùng gia đình chỉ vì căn bệnh “ngủ” của mình. Thậm chí, Nicole cũng đã bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ ca sỹ Katy Perry. Nhưng sau khi Perry biết tin về chứng bệnh của Nicole, cô ca sỹ này đã dành cho Nicole một món quà đặc biệt đó là có thể được vào hậu trường và gặp thần tượng của mình tại buổi trình diễn tại Connecticut.
 
Gặp những "người đẹp ngủ" thời hiện đại 4
Nicole ngủ tới 18 - 19 giờ mỗi ngày.

3. Terrana

Terrana, một cô gái 17 tuổi ở Ontario, Canada cũng không may bị mắc chứng “Hội chứng người đẹp ngủ”. Cô gái này hiện đang được chữa trị tại Bệnh viện nhi McMaster (McMaster Children's Hospital) ở Hamilton. Trước đây, cứ cách 6 tuần, Terrana lại ngủ một mạch hoặc rơi vào trạng thái mộng du hơn 1 tuần liền.

Gặp những "người đẹp ngủ" thời hiện đại 5

Từ năm 15 tuổi, Terrana đột nhiên thấy người mệt mỏi, rồi mọi hành vi bắt đầu trở nên khác thường, học hành giảm sút. Tiếp liền ngay sau đó, Terrana bắt đầu xuất hiện hiện tượng “mộng du ban ngày”, không nói chuyện với mẹ và thậm chí còn không biểu lộ sự xúc động khi chị gái bị tai nạn giao thông.  

Mỗi lần rơi vào trạng thái ngủ, Terrana ngủ liền một mạch tới 4 ngày. Giữa chừng, mẹ Terrana phải đánh thức con gái để ăn uống. Bắt đầu từ ngày thứ 5, cô thức dậy, nhưng mặt vô cảm giống như một “thây ma”, chẳng làm gì mà cũng chẳng nói gì. 10 ngày sau đó, các triệu chứng trên dần dần biến mất, nhưng cô chẳng nhớ bất cứ điều gì xảy ra trước đó.


Shannon Magee, 17 tuổi, đến từ Bolton, nước Anh cũng mắc hội chứng Kleine-Levin nên cô thể ngủ bất thình lình và giấc ngủ kéo dài trong nhiều ngày. Mỗi tháng, Magee thường trải qua một giấc ngủ dài 12 ngày.

Gặp những "người đẹp ngủ" thời hiện đại 6
Shannon Magee mắc hội chứng... "người đẹp ngủ".

Magee đã bỏ qua nhiều sự kiện quan trọng với gia đình và bạn bè. Giấc ngủ dài còn khiến Magee chẳng thể nhớ được những việc mình đã làm. Sau mỗi giấc ngủ Magee thường trở nên cáu kỉnh, hung hăng và... muốn ăn kẹo sô-cô-la.

 Julie Ratcliffe, mẹ của Magee đã đưa con gái đến bệnh viện và các bác sĩ cho rằng, Magee buồn ngủ do uống bia, rượu hoặc sử dụng ma túy, thậm chí họ còn nghĩ là Magee bị động kinh.

Shannon Magee từng mong muốn trở thành một y tá để có thể chăm sóc những người khác. Tuy nhiên, chứng bệnh này khiến cô ấy khó có thể thực hiện được mong muốn của mình. 

Hội chứng người đẹp ngủ tên khoa học chính thức là Hội chứng Kleine-Levin (KLS), là một hiện tượng rối loạn thần kinh về giấc ngủ và ăn uống. Mắc chứng bệnh này, bệnh nhân thường ngủ li bì cả ngày lẫn đêm (hypersomnolence), mỗi lần thức dậy chỉ để ăn và đi vào phòng tắm. Khi thức dậy, thái độ người bệnh thường thay đổi, thường thì tính cách giống như một đứa trẻ. Theo các chuyện gia thì hội chứng này thường phát bệnh trong thanh thiếu niên là 1%, khoảng 70% người bệnh là nam giới. Hiện nguyên lí phát bệnh vẫn chưa rõ, đồng thời cũng chưa có phương pháp trị liệu hiệu quả, song căn bệnh này sẽ tự mất sau 8-12 năm.

(Theo Wikipedia)



Các bạn có thể xem thêm: