Top những công trình kiến trúc "khó đỡ" nhất Trung Quốc (P.1)

Chi Mai, Theo Trí Thức Trẻ 00:29 29/07/2013

Theo bầu chọn của người dân trong và ngoài nước, những tòa nhà tại đất nước láng giềng Trung Quốc dưới đây xứng đáng nhận danh hiệu "Những tòa nhà kỳ quặc nhất".

1. Tòa nhà đồng xu cổ rối rắm

Top những công trình kiến trúc "khó đỡ" nhất Trung Quốc (P.1) 1
Tòa nhà Fang Yuan, thành phố Thẩm Dương, Liêu Ninh là một mớ hỗn hợp các ý tưởng.

Hoàn thành xây dựng vào năm 2001, tòa nhà Fang Yuan, tọa lạc tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh được lấy ý tưởng từ một đồng xu cổ. Được biết, đây là một biểu tượng của sự giàu có và hưng thịnh của văn hóa Trung Quốc xa xưa.

Tuy nhiên, đi ngược lại với mong muốn của chủ đầu tư cũng như tác giả của công trình kiến trúc, tòa nhà đồng xu cổ này lại bị đánh giá là sự pha tạp của một tập hợp các ý tưởng và phong cách lẫn lộn lại với nhau.

2. Tòa nhà vợt bóng bàn chúc đầu

Top những công trình kiến trúc "khó đỡ" nhất Trung Quốc (P.1) 2
Nhìn khách sạn Hoài Nam chẳng khác gì một chiếc vợt bóng bàn.

Quả đúng như biệt danh của nó, khách sạn Hoài Nam nằm trong khuôn viên của Công viên Olympic, thuộc thành phố Hoài Nam, tỉnh An Huy có hình dáng không khác gì một chiếc vợt bóng bàn. Và đáng buồn hơn hết, chiếc vợt này lại chúc đầu tròn xuống và chổng ngược cán lên trời.

Chủ đầu tư cho biết, tòa nhà được dự kiến trở thành một khách sạn lộng lẫy có chiều cao 150m với tổng diện tích lên tới 67 hecta. Ước tính tổng chi phí đầu tư cho tòa nhà bóng bàn chúc đầu này lên tới 300 triệu nhân dân tệ (khoảng 1020 tỷ đồng).

Tòa nhà được chia ra thành 3 khu vực: trên cùng là nơi ngắm cảnh, phần giữa là sảnh đón khách và cuối cùng sẽ là phòng hội họp. 

3. Tòa nhà đồng xu thủng

Top những công trình kiến trúc "khó đỡ" nhất Trung Quốc (P.1) 3
Tòa nhà gây tranh cãi nằm bên bờ sông Châu Giang.

Có lối kiến trúc tựa như tòa nhà đồng xu cổ, văn phòng trụ sở của Công ty Kinh doanh Nhựa Quảng Đông, nằm trên ven sông Châu Giang, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông đã gây ra không ít tranh cãi trong quá trình xây dựng.

Chủ công trình cho biết, tòa nhà được lấy cảm hứng từ đồng ngọc bích của Trung Quốc cổ xưa, vì vậy, nó mới có lỗ thủng vô lý ở chính giữa như vậy. Ngoài ý nghĩa phong thủy và đậm nét văn hóa, lỗ hổng 47m này sẽ là khu vực chính trong giao dịch nhựa của công ty.

Theo dự tính, tòa nhà đồng xu thủng 33 tầng với tổng chiều cao lên tới 138m này có chi phí đầu tư lên tới 1 tỉ nhân dân tệ (khoảng 3.180 tỷ đồng).

4. Tòa nhà quần dài

Top những công trình kiến trúc "khó đỡ" nhất Trung Quốc (P.1) 4
"Cánh cổng số một của thế giới" chẳng khác gì một chiếc quần dài.

Với tên gọi rất ấn tượng "Cánh cổng Phương Đông" nhưng một trong những công trình nghệ thuật của kiến trúc sư tài ba Zhou Qi lại khiến nhiều người liên tưởng tới một chiếc quần dài hơn là tòa tháp đôi nối liền nhau ở phần đỉnh.

Tòa tháp đôi kỳ dị này có chiều cao lên tới 300m. Hai tòa được nối lại với nhau nhờ chiếc cổng vòm cao vút, nằm tít trên đỉnh. Được biết, tòa nhà quần dài dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2012 vừa qua.

Cánh Cổng Phương Đông do một công ty kiến trúc của Anh thiết kế và được lấy ý tưởng từ cổng thành cổ Tô Châu. Tọa lạc tại thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, "cánh cổng số một thế giới" này được dự kiến là khu trung tâm mua sắm, văn phòng, khách sạn kiêm nhà ở.


Top những công trình kiến trúc "khó đỡ" nhất Trung Quốc (P.1) 5
Tòa nhà "của quý" khổng lồ khiến nhiều người phải đỏ mặt khi vô tình nhìn thấy.

Xét về khía cạnh nghệ thuật, tòa nhà trụ sở của tuần báo People's Daily được xây dựng theo triết lý "trời tròn, đất vuông", nhưng với hình dáng đầy liên tưởng, ai cũng nghĩ nó giống một chiếc "của quý" cỡ "khủng" hơn cả.

Tọa lạc tại một quận phía Đông thủ đô Bắc Kinh, tòa nhà cao 150m này mới thực sự thu hút được sự chú ý của dư luận khi ngày 11/4 vừa qua, người ta vừa mới gắn thêm bộ khung chờm ra ở phần chóp nhà. Ai đi qua cũng đều nhận thấy tòa nhà này trông thật giống dương vật đàn ông.

Và tác giả của nó một lần nữa lại là kiến trúc sư Zhou Qi của tòa nhà quần dài kể trên. Dự kiến tòa nhà "của quý" khổng lồ sẽ được hoàn thành vào tháng 5/2014.