Động vật cũng... nhận con nuôi

Vũ Nam (Theo CD) , Theo 00:01 05/10/2010

Đôi lúc những con vật cũng tình cảm y như người vậy... <img src='/Images/EmoticonOng/34.png'>

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều trường hợp những đứa trẻ bị mất mẹ hoặc bị bỏ rơi đã được những người nhân hậu nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, việc làm này không chỉ xảy ra ở thế giới của loài người mà cả các loài động vật hoang dã cũng có nữa đấy các bạn ạ. Chúng ta hãy cùng xem những câu chuyện cảm động về việc những loài động vật nhận con nuôi nhé! 

1. Mèo mẹ nhận nuôi sóc con

Khi Lisa Reichel – một phụ nữ sống tại Wilmot, Mỹ, phát hiện thấy một chú sóc nhỏ bị rơi từ cây phong sau vườn nhà mình xuống đất, cô đã làm tất cả mọi thứ để cứu sống nó. Cô Reichel nhanh chóng gọi cho Trung tâm động vật hoang dã để nhận được sự giúp đỡ. Một nhân viên tại trung tâm này đã chỉ cho cô cách sử dụng bình sữa để chăm sóc chú sóc nhỏ này, tuy nhiên, phương pháp này thực sự không hiệu quả. 

Chú sóc con sống rất hạnh phúc với gia đình nhà mèo Jingles 

Reichel cho biết: "Chú sóc còn quá nhỏ, thậm chí nó còn chưa mở mắt. Tôi nghĩ nếu tôi không làm điều gì đó khác thì có lẽ nó đã chết.”

Khi đó, Reichel chợt nhớ tới “mèo mẹ” Jingles, cô mèo hiện đang chăm sóc 5 chú mèo con vừa mới sinh được vài ngày trước. Reichel đã nhẹ nhàng vuốt ve Jingles và đặt chú sóc nhỏ vào chung ổ với những chú mèo con để nhờ Jingles chăm sóc. 



Reichel cho biết cô rất bất ngờ là Jingles không có hề phản ứng gì. Nó chỉ liếm nhẹ và chăm sóc chú sóc đáng thương như những đứa con của mình. Thậm chí cả những chú mèo con khác cũng sống rất hòa thuận và chưa hề bắt nạt chú sóc này.



2. Khỉ nhận mèo làm con nuôi

Hình ảnh một chú khỉ đuôi dài chăm sóc một chú mèo con đã được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Anne Young ghi lại trong kỳ nghỉ tại Monkey Forest ParkBali, Indonesia



Trong khi ghi lại những khoảnh khắc thú vị này, con khỉ trở nên rất kích động khi Anne mạo hiểm tiếp cận quá gần để chụp ảnh. Có lúc, nhiếp ảnh gia này đã thấy con khỉ này cùng một con khỉ khác đã trải một chiếc lá to để thử đặt chú mèo vào đó. Mẹ khỉ cảnh giác ngay cả với những con khỉ khác và đặc biệt không cho phép những con đực khác tiếp cận chú mèo.



Trong suốt thời gian quan sát, Anne thấy chú mèo con tỏ ra rất thích thú khi được “mẹ khỉ” ôm ấp, còn “mẹ khỉ” thì tỏ ra thuần thục với vai trò chăm trẻ. Có lẽ chú mèo con này sẽ cảm thấy như mình được bảo vệ khỏi bất cứ sự đe dọa nào.

Người ta không biết làm thế nào chú mèo con đã đến được trong vòng tay của mẹ khỉ... nhưng hy vọng chú mèo sẽ sống bình yên với người mẹ nuôi này.



3. Hổ và lợn sống hòa thuận

Trên thực tế, tình bạn giữa lợn và hổ không bao giờ tồn tại. Thậm chí chúng không bao giờ gần gũi nhau và lợn đôi khi còn là miếng mồi ngon cho loài hổ. Nhưng tại công viên Sriracha TigerThái Lan, hai loài vật này lại chung sống với nhau trong một gia đình rất "hạnh phúc". Không chỉ ăn chung, ngủ chung mà chú lợn nái tại công viên này còn đóng vai trò một bà mẹ mẫu mực cho các chú hổ con bú hàng ngày.

"Hổ con" và "mẹ lợn"  



Còn tại một vườn thú ở California, Mỹ, một chú hổ mẹ đã sinh ra được ba chú hổ con, tuy nhiên do biến chứng trong thời gian mang thai, nên những chú hổ con này đã bị chết ngay sau khi sinh. Sức khỏe của chú hổ này bắt đầu sụt giảm sau sự cố trên. Các bác sĩ thú y cho rằng chính cái chết của những chú hổ con đã khiến nó rơi vào trạng thái trầm uất và bị ốm. 



Các bác sĩ thú y quyết định làm một điều gì đó mà chưa bao giờ được thử nghiệm trong môi trường vườn thú. Họ bọc một lớp da hổ quanh những chú lợn con và đặt chúng vào chung chuồng với chú hổ mẹ. Thật kỳ diệu là sức khỏe của hổ mẹ dần hồi phục và nó đã chăm sóc những chú lợn con như chính con đẻ của mình.

"Mẹ hổ" và "lợn con" 

4. Chó mẹ nhận nuôi hổ con

Chó mẹ chăm sóc hổ con có lẽ là điều hiếm thấy, tuy nhiên, tại một số vườn thú tại Trung Quốc, thì điều đó là hoàn toàn bình thường. Khi những chú hổ con bị bỏ đói do hổ mẹ không hứng thú với việc chăm sóc chúng, các nhân viên tại vườn thú đã phải nhờ đến sự trợ giúp của “mẹ chó” để chăm sóc những chú hổ con này.


Chó mẹ và hổ con tại một vườn thú ở Hà Nam, Trung Quốc 

Chó mẹ và hổ con tại vườn thú Safari, Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc

Chó mẹ và hổ con tại Thế giới hoang dã Diêm Thành ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc



4. Chó nhận dê làm con nuôi

Một câu chuyện cảm động diễn ra tại Trung tâm động vật hoang dã PennywellAnh khi chú chó có tên là Billy đã nhận một chú dê con tội nghiệp bị mẹ bỏ làm con nuôi. 


Chó bố Billy và dê con Lilly 

Lilly là con vật nhỏ nhất trong lứa dê 3 con mới được sinh ra tại Trung tâm này. Chính vì thế mà mẹ Lilly đã bỏ mặc nó để chăm sóc 2 đứa con khỏe hơn. May thay, Lilly đã được “bố” Billy nhận nuôi. Chú chó đô con này đã trở thành bạn đồng hành của chú dê con Lilly, ngủ cùng, liếm láp và bảo vệ Lilly khỏi những mối đe dọa.

Elizabeth Tozer – chủ của Billy, cũng chăm sóc Lilly. Bà cho biết: “Lilly đi theo Billy khắp nơi. Trông cảnh 2 “bố con” chạy loăng quăng tôi thấy rất vui. Billy ngủ cùng và chùi miệng cho Lilly sau khi nó ăn xong. Hai bố con Billy đã trở thành ngôi sao thu hút khách tham quan ở trung tâm.”



6. Rùa nhận hà mã làm con nuôi

Owen – tên của con hà mã nặng 3 tạ đã bị sóng thần cuốn trôi từ sông Sabiki – khu bảo tồn chim rất quan trọng của Kenya, đến biển Ấn Độ Dương, sau đó bị mắc kẹt tại bờ biển Kenya trước khi được các nhân viên kiểm lâm cứu sống và đưa về công viên Lafarge.



Nhà sinh thái học Paula Kahumbu của Lafarge cho biết: "Sau khi bị cuốn trôi và mất mẹ, con hà mã chưa tròn một tuổi dường như đã bị tổn thương. Chúng tôi nghĩ rằng cần phải tìm một con vật nào đó thay thế cho mẹ của nó. Thật bất ngờ, khi được thả vào khu vực của một con rùa 100 tuổi, hai con ngay lập tức kết thân với nhau rất nhanh chóng."

Hai sinh vật này đã sống chung hoà thuận, cùng ăn, cùng bơi, cùng ngủ trong lãnh địa của con rùa. Con rùa già này dường như rất hạnh phúc với thiên chức làm mẹ. Owen đã theo sát con rùa y như là theo mẹ của mình. Nếu ai đó tiến gần đến chỗ con rùa thì lập tức Owen tỏ ra rất tức giận và muốn tấn công lại ngay lập tức.

Cũng theo ông Paula Kahumbu, hà mã là loài động vật rất quấn quýt với mẹ. Thông thường mẹ của chúng sẽ chăm sóc và nuôi dưỡng hà mã con cho đến khi chúng được 4 tuổi mới thả cho chúng tự tìm mồi và sống tự do.



Hai mẹ con trông thật tình cảm