Kinh nguyệt sau 22 ngày và sau 35 ngày: mỗi kiểu sẽ báo hiệu những vấn đề sinh sản tiềm ẩn mà bạn không ngờ tới

Gà, Theo Helino 19:54 24/09/2019

Mỗi tháng nữ giới đều sẽ phải đối mặt với chuỗi ngày "dâu rụng" kéo dài từ 5 - 7 ngày. Nhưng nếu kinh nguyệt diễn ra sớm hoặc muộn hơn thì nó lại không phải dấu hiệu bình thường chút nào.

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý đặc biệt mà phái nữ ai cũng phải trải qua mỗi tháng. Thông qua tình trạng kinh nguyệt hàng tháng, nữ giới sẽ đoán biết được sức khỏe sinh sản của mình đang tốt hay xấu. Một số người thường có chu kỳ kinh nguyệt sau 22 ngày, nhưng có người lại "đến tháng" sau 35 ngày hoặc có thể là lâu hơn.

Độ dài của một chu kỳ kinh nguyệt được xác định bắt đầu từ ngày "dâu rụng" đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Tùy theo từng cơ địa, mỗi độ dài khác nhau sẽ là một chỉ số cảnh báo tình trạng mất cân bằng nội tiết và nó còn có thể ảnh hưởng đến cả ngày rụng trứng trong tháng đó. Đặc biệt, nếu ngày rụng trứng không xuất hiện thì nhiều khả năng bạn đã mang thai.

Kinh nguyệt sau 22 ngày và sau 35 ngày: mỗi kiểu sẽ báo hiệu những vấn đề sinh sản tiềm ẩn mà bạn không ngờ tới - Ảnh 1.

Ngoài thời gian mang thai, nữ giới đều phải trải qua kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ thường dao động từ 21 - 35 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ này hoàn toàn có thể thay đổi từ người này sang người khác, và có người đã từng trải qua chu kỳ kéo dài tới 45 ngày mới xuất hiện.

Vậy độ dài của chu kỳ kinh nguyệt sau 22 ngày và sau 35 ngày có gì khác nhau?

Xác suất sinh nở khác nhau

Đối với nữ giới, những người có kinh nguyệt đều đặn sẽ có khả năng thụ thai và sinh con bình thường. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể nữ giới sẽ rụng trứng một lần. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt càng ngắn thì khả năng thụ thai sẽ càng cao và ngược lại. Từ đó có thể nhận thấy rằng, xác suất mang thai của những người có chu kỳ kinh nguyệt sau 22 ngày thường cao hơn so với người có chu kỳ kinh nguyệt sau 35 ngày.

Kinh nguyệt sau 22 ngày và sau 35 ngày: mỗi kiểu sẽ báo hiệu những vấn đề sinh sản tiềm ẩn mà bạn không ngờ tới - Ảnh 2.

Tỷ lệ nang trứng trưởng thành với tốc độ khác nhau

Các nang trứng của phái nữ sẽ phát triển liên tục và khi trưởng thành, chúng sẽ trở thành trứng. Trứng rụng mỗi tháng một lần và nếu trứng gặp được tinh trùng, nữ giới sẽ mang thai. Còn nếu trứng không gặp tinh trùng thì bạn sẽ có kinh nguyệt như những tháng bình thường.

Những người có kinh nguyệt sau 22 ngày thường có nang trứng trong cơ thể trưởng thành với tốc độ nhanh hơn và chu kỳ kinh nguyệt cũng ngắn hơn. Nếu sau 35 ngày mới có kinh thì điều này chứng tỏ rằng, các nang trứng phát triển với tốc độ chậm hơn và chu kỳ kinh nguyệt cũng dài hơn.

Kinh nguyệt sau 22 ngày và sau 35 ngày: mỗi kiểu sẽ báo hiệu những vấn đề sinh sản tiềm ẩn mà bạn không ngờ tới - Ảnh 3.

Thời gian mãn kinh khác nhau

Trong cuộc đời mỗi người con gái, số lượng nang trứng đều có hạn và số lượng trứng hình thành cũng vậy. Trung bình cơ thể nữ giới sẽ rụng từ 400 - 500 trứng trong suốt cuộc đời của họ. Do đó, họ có thể sẽ trải qua từ 400 - 500 chu kỳ kinh nguyệt.

Kỳ kinh nguyệt ngắn chứng minh trứng rụng nhanh hơn. Còn một số người đến kỳ kinh nguyệt cứ sau 15 ngày mỗi tháng thì điều này chứng tỏ rằng cô ấy sẽ rụng 2 trứng/tháng. Do đó, thời kỳ mãn kinh của cô ấy có thể diễn ra sớm hơn. Và đi theo chu kỳ này, những người có kinh nguyệt sau 22 ngày sẽ bước vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn so với người có kinh nguyệt sau 35 ngày. Dù vậy, tình trạng mãn kinh vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều khía cạnh khác do thói quen sinh hoạt trong cuộc sống.

Kinh nguyệt sau 22 ngày và sau 35 ngày: mỗi kiểu sẽ báo hiệu những vấn đề sinh sản tiềm ẩn mà bạn không ngờ tới - Ảnh 4.

Thông qua những điều trên, chúng ta có thể thấy rằng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sinh sản của phái nữ. Vì vậy, bạn cần chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe, từ đó giúp chu kỳ kinh nguyệt ngày càng ổn định hơn. Nếu duy trì được điều này thì cơn đau bụng kinh hàng tháng sẽ dần biến mất và quá trình lão hóa cũng sẽ diễn ra chậm hơn.

Source (Nguồn): Sohu, Shadygrovefertility