Không những không cắt giảm, những thay đổi trên News Feed của Facebook thậm chí còn có thể làm phóng đại số lượng tin giả mạo

KON, Theo Trí Thức Trẻ 11:01 17/01/2018

Có ý kiến cho rằng, những thay đổi trên News Feed mà Facebook đưa ra gần đây không giải quyết được vấn đề mà còn làm tình hình trở nên xấu hơn.

Facebook dường như đã nóng rực lên kể từ khi họ tiết lộ về độ nghiêm trọng của vấn đề "tin giả mạo". Công ty đã có những bước đi để chống lại vấn đề này và cố gắng thiết lập lại niềm tin của người dùng vào nền tảng. Nhưng bây giờ, dường như những chỉnh sửa của họ thậm chí có thể khiến cho vấn đề càng trở nên xấu hơn. Tờ New York Times báo cáo rằng tại nhiều quốc gia, nơi mà Facebook đã thử nghiệm những thay đổi trên News Feed, những thay đổi đã khuếch đại tin tức giả mạo trên toàn dịch vụ.

Không những không cắt giảm, những thay đổi trên News Feed của Facebook thậm chí còn có thể làm phóng đại số lượng tin giả mạo - Ảnh 1.

Trong mấy tháng trở lại đây, công ty liên tiếp hé lộ thực tế là họ đã luôn thay đổi thuật toán cho News Feed. Ý tưởng ở đây là để tìm ra cách phân phối nội dung mà người dùng muốn xem. Những thay đổi mới nhất được công bố vào tuần trước bao gồm việc ưu tiên các bài đăng từ bạn bè và gia đình, thay vì những câu chuyện và video từ phía các nhà xuất bản. Trừ khi một nhà xuất bản sẵn sàng bỏ ra cả núi tiền, những tin tức chính mà bạn sẽ nhìn thấy trên Facebook sẽ là những tin mà bạn bè và gia đình đã chia sẻ.

Không những không cắt giảm, những thay đổi trên News Feed của Facebook thậm chí còn có thể làm phóng đại số lượng tin giả mạo - Ảnh 2.

Trên lý thuyết, điều này có vẻ là tốt, tuy nhiên vấn đề ở đây là mô hình này không thực sự hoạt động tốt ở những nước thử nghiệm. Facebook đã thực hiện các chỉnh sửa cho News Feed tại 6 quốc gia, bao gồm Bolivia, Slovakia và Campuchia, mặc dù công ty tuyên bố rằng những thay đổi này không giống với những thay đổi trên toàn thế giới. Vấn đề là khi mà tin tức hoàn toàn đến từ nguồn mà bạn bè chia sẻ, thì chỉ những tin tức giật gân (và thường là giả) mới trở nên phổ biến. "Mọi người thường không chia sẻ những tin nhàm chán với những sự thật chán ngắt," Fillip Struharik, biên tập viên truyền thông xã hội của tờ Dennik N, một trang tin của Slovakia, đã chia sẻ với The New York Times.

Sự thay đổi thuật toán này chắc chắn sẽ là một vấn đề lớn đối với các nhà xuất bản trên khắp thế giới, những người mà lệ thuộc vào cơ sở người sử dụng khổng lồ của Facebook để tăng lượng truy cập trang. Nhưng ngoài ra, ở đây còn có một vấn đề lớn hơn. Facebook đã khiến cho những tổ chức đưa tin hợp pháp khó có thể chia sẻ những câu chuyện của họ (và vì thế, sẽ khó chống lại được những câu chuyện bịa đặt), và vì thế, Facebook đang tạo nên một môi trường thuận lợi để cho những tin giả mạo có thể được lan truyền. Đây là một trường hợp khủng khiếp, và dường như những điều Facebook đang làm chỉ khiến cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.