Khi thế giới “đổi góc nhìn” về Gen Z

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 26/06/2018

Gen Z (Generation Z) là những người trẻ sinh sau năm 1995, chiếm hơn 2,6 tỉ người trên toàn thế giới. Họ đang tạo nên những làn sóng mạnh mẽ trên mọi phương diện đời sống. Thế nhưng bạn có thật sự hiểu về thế hệ bùng nổ này?

Gen Z - họ là ai?

Họ là những người đã rời khỏi ghế nhà trường hay chỉ vừa chập chững bước vào lớp 1. Điểm chung lớn nhất là tất cả đều sinh ra trong thời đại bùng nổ của công nghệ, mạng xã hội và đặc biệt là không thể thiếu sự hiện diện của smartphone.

Nếu như thế hệ Y vẫn còn một khoảng thời gian để tập làm quen với sự xâm chiếm và phát triển vượt bậc của các nền tảng như Facebook, Twitter, YouTube, Instagram… thì đến thế hệ Z, họ mặc nhiên đã có sẵn mọi thứ từ khi lọt lòng. Đó là một thế hệ sinh ra trong lòng “thế giới ảo”, không thể thiếu smartphone và mạng xã hội. Một đứa bé có thể chưa biết rành bảng chữ cái nhưng đã có thể thao tác thành thạo trên điện thoại. Thế nhưng, để nhận biết một Gen Z không thể chỉ dựa vào bề ngoài.

Khi thế giới “đổi góc nhìn” về Gen Z - Ảnh 1.

Nếu bạn đi trên đường và bắt gặp một cô nàng hay một anh chàng tai đeo headphone, mắt dán vào điện thoại, bạn có thể đoán họ là một người trẻ nhưng để xác định họ là một Gen Z, hãy xem màn hình điện thoại của họ hiển thị điều gì. Cách mà một người trẻ thế hệ Z sử dụng smartphone ngày nay hoàn toàn khác so với thế hệ Y. Đơn cử như với mạng xã hội, chính thế hệ Z đã tạo ra sự chuyển biến từng ngày khi công cụ mà họ sử dụng thường xuyên không còn là Facebook mà thay bằng Twitter, Snapchat. Họ vào Instagram để mua sắm và cập nhật những xu hướng thời thượng. Họ cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ những cảm xúc dưới dạng story tồn tại trong 24 giờ.

Nếu như thế hệ Y có xu hướng chia sẻ những bức ảnh selfie trên Facebook thì thế hệ Z lại thích một không gian riêng tư và bảo mật hơn. Mới đây, kết quả khảo sát từ Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy ngày càng nhiều bạn trẻ (đặc biệt là từ 13 – 17 tuổi) thích dùng YouTube, Instagram hoặc Snapchat hơn là “ông lớn” Facebook như trước. So với thế hệ trước, thế hệ Z được cho là thích sống “ẩn dật” trên mạng.

Khi thế giới “đổi góc nhìn” về Gen Z - Ảnh 2.

Đổi góc nhìn, thấu yêu thương

Cũng chính nhờ sống trong thời đại mọi thứ đều được kết nối qua chiếc smartphone, thế hệ Z không gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận thông tin hay nhân vật mà mình tìm kiếm. Họ cực kỳ năng động, tự tin trong “thế giới ảo”. Họ tiếp cận toàn cầu với lối tư duy rộng mở, không bị nhấn chìm bởi những quan niệm cũ kỹ, kể cả “lập trình” mua nhà - kết hôn - sinh con như thế hệ trước. Sống trong thế giới ảo, làm sao để Gen Z kết nối với thế giới thực?

Sinh ra trong “thế giới ảo” nhưng Gen Z có “sống ảo” hay không? Thực tế, cuộc sống và các kết nối của họ phần lớn đều nằm gọn trong chiếc smartphone, từ việc trao đổi với gia đình, tương tác với bạn bè, cho đến học hành, mua sắm... Việc này ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của Gen Z, từ các mối quan hệ đến cách họ giải quyết các vấn đề. Dĩ nhiên, điều này khiến họ tiếp cận mọi thứ tốt hơn, tự nhận thức về bản thân rõ ràng hơn nhưng cũng vì thế mà Gen Z có khả năng tập trung vào mục tiêu và kế hoạch của bản thân, và có phần “đứt” kết nối khi bạn không muốn.

Khi thế giới “đổi góc nhìn” về Gen Z - Ảnh 3.

Không ít bậc phụ huynh từng “kêu ca” rằng họ không thể hiểu được con cái của mình nghĩ gì và cũng không ít bạn trẻ cảm thấy cuộc sống thật ngột ngạt khi xung quanh không ai hiểu về họ. Và chiếc smartphone bỗng dưng trở thành “tội đồ”.

Rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng lên mạng là “sống ảo”. Chính điều đó càng khiến Gen Z cảm thấy họ không được thấu hiểu nên lại tìm kiếm sự chia sẻ và đồng cảm từ mạng xã hội hơn là từ gia đình. Chính vì thế, một thông điệp mà OPPO dành cho cả Gen Z và những người đi trước, đó là để hiểu nhau, chúng ta không chỉ khăng khăng vào những ý kiến, chỗ đứng hoặc góc nhìn của mình. Không lên lớp, hay lên án chuyện sống ảo - sống thật, thông điệp này mang tính gợi mở, để Gen Z và gia đình tự nguyện tìm kiếm hòa bình với nhau. Để cảm được tình thương vô điều kiện mà gia đình luôn dành cho, Gen Z cũng cần “đổi góc máy” và ngược lại, vì yêu thương luôn bắt đầu bằng sự thấu hiểu.

Dùng smartphone thông minh

Đó cũng là một trong những lí do mà nhiều năm qua, OPPO không chỉ liên tục cho ra đời những chiếc smart phone ngày càng “thông minh” mà còn luôn tiên phong trong việc thể hiện trách nhiệm về việc hướng người dùng sử dụng smart phone một cách thông minh.

Nghe có vẻ thật lạ lùng nhưng cũng như trên các bao thuốc lá vẫn thường khuyến cáo người dùng “Hút thuốc có hại cho sức khỏe” thì OPPO thường xuyên sáng tạo những chiến dịch khuyến khích người dùng sử dụng điện thoại thông minh, để cuộc sống hạnh phúc hơn, để gìn giữ mối quan hệ quan trọng nhất, đó chính là gia đình, là cuộc sống thực.

Năm 2014, một chiến dịch mang tên Làm cha cần cả đôi tay với lời kêu gọi các ông bố đặt smartphone xuống để dành thời gian cho con đã tạo nên sự lan tỏa mạnh mẽ, giúp các ông bố đặc biệt là những ông bố trẻ có trách nhiệm hơn với gia đình.

Khi thế giới “đổi góc nhìn” về Gen Z - Ảnh 4.

“Làm cha cần cả đôi tay” không chỉ là một viral clip xúc động mà còn qua đó gửi gắm thông điệp ý nghĩa về tình cảm gia đình.

Tiếp đó, tháng 3.2015, OPPO tiếp tục mở ra chiến dịch Trong thế giới bí mật của mẹ, tháng 1.2016 là Giữ Tết truyền thống, sống Tết hiện đại, tháng 1.2017 với Dùng smartphone thông minh.

Khi thế giới “đổi góc nhìn” về Gen Z - Ảnh 5.

Chiến dịch “Giữ Tết truyền thống, sống Tết hiện đại” đã giúp giới trẻ biết trân trọng những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc hơn.

Khi thế giới “đổi góc nhìn” về Gen Z - Ảnh 6.

Chiến dịch Trong thế giới bí mật của mẹ.

Khi thế giới “đổi góc nhìn” về Gen Z - Ảnh 7.

Chiến dịch “Momfie – Trời ơi! Mẹ tôi cũng seife”.

Và nhân dịp ngày Gia đình Việt Nam 2018 (28/6), OPPO lại gây bất ngờ với chương trình GÓC NHÌN GEN Z và đặc biệt là viral clip về nhân vật GEN Z tên Linh và mẹ, mang thông điệp Thay Đổi Góc Nhìn, Bắt Trọn Yêu Thương.