Câu chuyện của 3 người phụ nữ khác nhau nhưng ở họ đều có điểm chung: Trẻ, khao khát làm chủ cuộc sống của bản thân, lựa chọn những gì tốt nhất cho chính mình và sống cuộc đời nhiều phụ nữ khác mong muốn.


Câu chuyện của 3 người phụ nữ khác nhau nhưng ở họ đều có điểm chung: Trẻ, khao khát làm chủ cuộc sống của bản thân, lựa chọn những gì tốt nhất cho chính mình và sống cuộc đời nhiều phụ nữ khác mong muốn.

Tại Mỹ, theo dữ liệu điều tra dân số của Hiệp hội phụ nữ các trường Đại học Mỹ (AAUW), so với nam giới, một người phụ nữ châu Á phải làm thêm 67 ngày, một người phụ nữ da trắng phải làm thêm 98 ngày và một người phụ nữ da màu phải làm thêm 214 ngày nữa mới có thể vui vẻ rời văn phòng với mức lương tương tự người đàn ông da trắng đã bỏ xa họ về khoảng cách lương. 

Cách đó vài nghìn cây số, trong một văn phòng khác ở Việt Nam, một người sếp nữ vừa lớn tiếng phản hồi báo cáo tháng nhân viên gửi lên đã có tiếng xì xầm to nhỏ "sếp nữ gì mà dữ dằn thế" - một người sếp nam cũng lớn tiếng tương tự, đám nhân viên nghe răm rắp kèm theo lời khen "sếp quyết đoán thật".

Khi phụ nữ không “phải như thế này” và con gái chẳng cần “như thế kia” - Ảnh 1.

Những câu chuyện như vậy không mới; vẫn còn những chiếc "nhãn" gắn lên người phụ nữ, rằng phụ nữ không cần lương cao hơn đàn ông vì kiếm tiền là việc của nam giới, rằng phụ nữ phải cư xử "như thế này", "như thế kia" mới đúng là phụ nữ. Chuẩn mực với phụ nữ không được quyết định bởi mong muốn của bản thân họ mà nhiều hơn bởi những tiêu chuẩn của xã hội và quan điểm của người xung quanh.

Nhưng có những người phụ nữ - như câu chuyện của 3 người phụ nữ dưới đây, đã lựa chọn hướng đi khác. Khi con đường cũ quá chật hẹp với nhiều những định kiến cản trở, họ biết lựa chọn những lối rẽ tốt nhất cho cuộc sống của bản thân và nỗ lực hết mình để đạt được những mong muốn.

Khi phụ nữ không “phải như thế này” và con gái chẳng cần “như thế kia” - Ảnh 2.

"Tôi vẫn nhớ khi còn là giáo viên ở trung tâm tiếng Anh cũ, mỗi lần anh sếp cũ hắng giọng chỉ bảo cho nhân viên, mọi người đều gật gù khen anh quyết đoán, "ra dáng sếp". Tôi không hiểu lắm "ra dáng sếp" là như thế nào nhưng khi làm tương tự tại trung tâm của mình, nhân viên xì xầm nói rằng tôi "bossy" - ghê gớm, nóng tính," Thủy cười khi nghĩ về những ngày đầu mở trung tâm tiếng Anh.

Từ giáo viên một trung tâm tại Hà Nội, Thủy quyết định trở về quê nhà ở tỉnh lẻ - điều mà nhiều bạn trẻ tuổi Thủy không muốn khi ở thành phố lớn vẫn nhiều cơ hội cho họ. Nhưng Thủy nhìn thấy cơ hội khi trở về thành phố nhỏ quê mình khi các trung tâm tiếng Anh còn ít với trình độ hạn chế, được ở gần gia đình dành thời gian tập trung cho sự nghiệp, giá cả chi phí mọi thứ đều rẻ… Nghĩ là làm, từ Hà Nội, cô nhanh chóng về quê và chỉ mất vài tháng để lập xong một văn phòng nho nhỏ cho trung tâm tiếng Anh đầu tiên của mình.

"Người ta luôn hỏi tôi rằng về quê để chuẩn bị lấy chồng à? Tôi chỉ cười cho qua để rồi thành quả sau 2 năm tôi đã có cho mình 2 cơ sở trung tâm tiếng Anh. Những ngày đầu của tôi đều bắt đầu từ 8:00 sáng, đến trung tâm vừa dạy, vừa lo các công việc quản lý từ sáng tới tối mịt. Thời gian đầu học sinh còn ít, công việc quản lý chưa nhiều, tôi vừa lo đứng lớp vừa lo từ A-Z, từ chuyện kế toán cho tới cơ sở vật chất. Giờ cơ sở mở rộng, tôi ít dạy hơn mà chỉ tập trung vào quản lý."

Khi phụ nữ không “phải như thế này” và con gái chẳng cần “như thế kia” - Ảnh 3.

Ngồi trong văn phòng, cô gái trẻ 27 tuổi tranh thủ nghỉ ngơi, nhấm nháp chút bánh sau một ca dạy đầu giờ chiều để chuẩn bị tiếp tục cho các ca dạy buổi tối. Hết mình cho công việc, cô gái trẻ vẫn không quên dành cho bản thân những khoảng nghỉ ngơi để nạp năng lượng. Ở tuổi 27, Thủy biết rằng mình có thể cống hiến cho công việc vì sự nghiệp cá nhân và chạm tới thành công mà nhiều người vẫn cho rằng chỉ có nam giới mới đạt được.

"Tôi không cố gắng để thành công như nam giới vì chừng nào còn lấy nam giới là chuẩn mực, chừng đó bạn còn thấy mình thua kém họ. Tôi thành công theo cách của mình và luôn nỗ lực vì niềm đam mê với công việc."

Khi phụ nữ không “phải như thế này” và con gái chẳng cần “như thế kia” - Ảnh 4.

Trâm nhớ rằng mình đã đặt chân tới hơn 20 quốc gia. Dịch vừa lắng xuống, cô cũng đã kịp bắt nhịp với một chuyến đi trở lại Thái Lan. Ở tuổi của Trâm, khi người ta cho rằng phụ nữ nên ổn định cuộc sống, kết hôn và lập gia đình, cô chọn những cung đường và hành trình khám phá thế giới làm niềm vui trong cuộc sống. Cũng đã 10 năm kể từ một buổi tối khi rời văn phòng lúc 9 giờ tối, mệt nhoài với công việc mình không yêu thích, Trâm nhận ra đây không phải niềm đam mê hay thứ khiến cô thấy có động lực mỗi sớm đi làm.

"Còn gì tuyệt vời hơn một những buối sớm thức dậy, mở cửa sổ ra thấy mình đang ở một resort xinh đẹp bên bờ biển Thái Lan hay trong một căn nhà nhỏ ven rừng, hướng mắt về những đỉnh núi cao của dãy Hyamalaya? Với tôi, đó là cách cân bằng cuộc sống tuyệt vời nhất. Tôi được làm những điều mình thích, chọn những thứ tốt nhất cho bản thân, cân bằng thời gian làm việc với thời gian nghỉ ngơi… Trên mỗi hành trình, tôi lại được học một vài điều mới mẻ: Đi học lặn ở Philippines, có lúc dành hẳn 1 tuần để học Yoga ở Ấn Độ hay một khóa thiền ở Thái Lan.


Khi phụ nữ không “phải như thế này” và con gái chẳng cần “như thế kia” - Ảnh 5.

Ngày tôi chọn quên đi những định kiến với phụ nữ, tôi thấy mình thực sự tự do…

"Ngoài những khoản đầu tư vào chứng khoán, Trâm dành một khoản thời gian nhất định trong ngày để viết lách, làm video du lịch… Một ngày của cô trôi qua là sự cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, khám phá để thực sự tận hưởng cuộc sống. Những khoảng nghỉ ngơi ngồi trên biển hay ngắm đỉnh núi phía xa xa trong ráng chiều, Trâm biết mình đang sống cuộc đời tuyệt vời mà cô tự thưởng cho bản thân.

"Mọi thứ vốn không phải lúc nào cũng công bằng với phụ nữ nhưng chúng ta có thể lựa chọn điều tốt nhất cho mình."

Khi phụ nữ không “phải như thế này” và con gái chẳng cần “như thế kia” - Ảnh 6.

Ngày tốt nghiệp đại học sư phạm văn, Vân đã nghĩ sự nghiệp của mình sẽ bám với công việc giảng dạy - một điều cô không thích nhưng những đam mê ở tuổi 18 còn ngây ngô của cô gái trẻ cũng phải nhún nhường cho lựa chọn của bố mẹ, vốn là hiệu trưởng một trường trung học ở quê. Vân không nghĩ rằng cô có thể tự quyết định cuộc đời mình, ngoặt hướng sang làm PR cho agency rồi lên tới vị trí quản lý PR ở tuổi 30.

"Người ta vẫn nghĩ rằng cuộc sống của phụ nữ nằm trong tay tất cả người khác - trừ họ: Là sự quyết định ngành nghề học từ bố mẹ, là sự quyết định có được đi làm hay không từ chồng, là sự quyết định về cách sống hay thói quen từ xã hội hay kể cả bạn là sếp, thái độ của nhân viên sẽ quyết định bạn nên hành xử ra sao. Nhưng tôi nhận ra rằng mình có thể tự quyết định cuộc sống của bản thân, tự chọn cho mình cuộc sống mong muốn."

Khi phụ nữ không “phải như thế này” và con gái chẳng cần “như thế kia” - Ảnh 7.

Không có con đường nào trải hoa hồng, và hoa hồng cũng không dành cho phụ nữ như người ta vẫn thường ví von. Để có được vị trí quản lý, Vân đã dành nhiều năm lăn lộn với công việc - bước vào môi trường công việc vốn đã là một sự thay đổi không đơn giản, những người làm trái ngành như Vân lại càng phải nỗ lực hơn. Nhưng Vân yêu thích công việc mình làm, những buổi pitching dự án mới khiến cô thấy hứng thú, làm việc với con chữ chưa bao giờ khiến Vân ngừng say mê và hơn tất cả, Vân biết mình đang được làm những điều do mình lựa chọn.

Trong một quãng nghỉ buổi chiều, bên bàn trà bánh trong văn phòng nhìn xuống dòng người đông đúc lúc tan tầm ở Sài Gòn, Vân nghĩ về hành trình đã đi qua. Với cô, được làm những điều mình thích, tự thưởng cho mình những niềm vui từ công việc là cách yêu bản thân nhất mà bất cứ người phụ nữ nào cũng cần.

"Tôi không nghĩ mình đã hoàn toàn "tháo khuôn" hay phá vỡ những định kiến - điều đó quá lớn lao tôi không làm được; nhưng ít nhất tôi đã nới rộng ra chiếc khuôn với phụ nữ, rằng tôi cũng có thể tự quyết định cuộc đời mình, làm những điều tôi yêu thích và thấy ý nghĩa. Với tôi, điều đó quan trọng hơn cả việc cân bằng cuộc sống."

Khi phụ nữ không “phải như thế này” và con gái chẳng cần “như thế kia” - Ảnh 8.

Thủy, Trâm hay Vân là những người phụ nữ thành công trong công việc, yêu bản thân và luôn biết dành những điều tốt đẹp nhất cho chính mình, tự chủ trong cuộc sống và nắm cuộc đời mình trong tay thật chắc. Họ là những con người độc lập nhưng cũng là hình mẫu cho hàng triệu người phụ nữ Việt hướng tới - có thể là một công việc khác, một cuộc sống khác, một lựa chọn khác nhưng vẫn ngời sáng tinh thần của một "Quý cô quà chiều": Yêu công việc và luôn hết mình vì những điều mình theo đuổi, biết dành cho bản thân những khoảng nghỉ ngơi và mọi điều tốt đẹp, để mỗi ngày trôi qua là một ngày có ý nghĩa.

Những "Quý cô quà chiều" không phải một quý cô cụ thể, chẳng gắn với một công việc cố định. Họ đại diện cho một thế hệ phụ nữ trẻ Việt Nam mới mẻ, bản lĩnh, làm chủ cuộc sống của chính mình, khẳng định tiếng nói của phụ nữ. Như một bước chân nhỏ sẽ mở ra một hành trình lớn, họ biết lựa chọn cho mình những điều tuyệt vời nhất - khởi đầu bằng một chiếc bánh Pejoy thượng hạng cho buổi chiều nghỉ ngơi.

Sẽ luôn có nhiều kỳ vọng được đặt lên mỗi người phụ nữ nhưng chỉ có bản thân họ biết mình có thể làm gì, trở thành ai, mong muốn và ước mơ ra sao. Câu chuyện của những "Quý cô quà chiều" sẽ bắt đầu từ một chiếc bánh Pejoy để rồi vươn xa hơn trong thế giới rộng lớn.

Khi phụ nữ không “phải như thế này” và con gái chẳng cần “như thế kia” - Ảnh 9.

Bài viết: AD

Theo: Trí Thức Trẻ

Ngày: 03/06/2022

https://kenh14.vn/khi-phu-nu-khong-phai-nhu-the-nay-va-con-gai-chang-can-nhu-the-kia-20220603124340521.chn