Khi game không chỉ là trò chơi

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 17/08/2018

Thể thao điện tử - Esport ngày nay đã không còn xa lạ mà đã trở thành một ngành công nghiệp giải trí với doanh thu khổng lồ ở nhiều nước, thậm chí các game thủ có thu nhập tiền tỷ mỗi năm ở Việt Nam cũng không còn xa lạ. Các trung tâm Esport (Cyber game) lúc nào cũng tấp nập người ra vào.

Tại sao Esport hấp dẫn người chơi?

9h sáng, khi chúng tôi có mặt ở Vikings Gaming, một trong những Cyber game (trung tâm Esport) lớn nhất Hà Nội đã thấy đông kín các bạn trẻ. Tại đây, cuối tuần thường có giải thi đấu dành cho các game thủ thu hút rất đông người tham gia.

Khi game không chỉ là trò chơi - Ảnh 1.

Không khí phấn khích tại một buổi giao lưu Game

Cách đây 10 năm, khi Cyzone - Cyber game đầu tiên ở Hà Nội ra đời đã định hình một cái nhìn khác về chơi game thời bấy giờ. Được thiết kế, vận hành tổng thể trên một mặt bằng rộng rãi có cả khu chơi game lẫn khu khán đài thi đấu, sử dụng phần mềm order món ăn với menu đa dạng, ghế ngồi chuyên dụng, máy tính cấu hình cao, phân khu chuyên biệt trong đó có khu hút thuốc riêng, bố trí điều hòa thoáng mát, đi kèm đội ngũ nhân viên phục vụ với quy mô hơn 200 máy PC chuyên dụng đã là cú hích lớn lao cho thị trường game net vốn đang thịnh hành những hệ thống máy móc đơn giản, không kèm bất cứ dịch vụ gia tăng nào. Mặc dù, về giá cả có thể cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi mức thông thường nhưng sự hơn hẳn chất lượng và dịch vụ đã thu hút người sử dụng.

Chỉ khoảng 70-100 ngàn, không khó để một bạn trẻ dành 4-6 tiếng giải trí trong phòng máy lạnh, được phục vụ đồ ăn uống tại chỗ, thư giãn với trò chơi yêu thích trên máy tính cấu hình cao không khác gì vào rạp xem phim. Không có cảnh khói thuốc ngập ngụa, những đôi mắt lờ đờ, thân hình tiều tụy vì thiếu ăn, thiếu ngủ hay mải mê chơi thâu đêm suốt sáng. Người chơi phải tập trung cao độ, phối hợp nhóm, phải vận dụng trí óc rất nhiều nên trung bình chỉ ngồi được 4-5 tiếng mỗi buổi.

Khi game không chỉ là trò chơi - Ảnh 2.

Khi chơi Esport, các game thủ phải luôn tập trung cao độ. Ảnh: VSA

Các hoạt động tài trợ, đấu giải, bình luận đã tạo nên sân chơi sôi nổi, tạo ra không ít game thủ chuyên nghiệp có thu nhập tiền tỉ mỗi năm. Những cái nhìn tiêu cực về game đang dần thay thế khi một thế hệ các game thủ chuyên nghiệp ra đời, có thể kiếm sống bằng chính công việc này. Trong một báo cáo công bố ngày 4/6/2018 về thị trường thể thao điện tử do Appota và VTV eSport thực hiện thì “thu nhập của một số tuyển thủ eSport Việt Nam nổi tiếng như: Trần Minh Nhựt (ID là Archie, SN 1992), lương tuyển eSport khoảng 30 triệu đồng/tháng, tổng tiền thưởng khoảng 1,7 tỷ đồng; Trần Văn Cường (ID Optimus, SN 1996), tổng tiền thưởng khoảng 1,4 tỷ đồng; Lê Quang Duy (ID SoFM, SN 1997), lương tuyển eSport khoảng 5.000 USD/tháng, tổng tiền thưởng khoảng 825 triệu đồng; Nguyễn Đức Bình (ID Chim Se Di Nang, SN 1996), lương tuyển eSport khoảng 5 triệu đồng/tháng, tổng tiền thưởng 413 triệu đồng; Hoàng Văn Khoa (ID Pew Pew, SN 1991), thu nhập khoảng 30-100 triệu đồng/tháng; Đặng Tiến Hoàng (ID Viruss), thu nhập khoảng 30-100 triệu đồng/tháng...”.

Thương hiệu nào đang được các phòng máy Esport Việt ưa chuộng?

Để đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao của khách hàng, các trung tâm ra đời sau như Viking, Cyzone, Game Home, Gaming X, King Of War, Brustik, Factory… không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí của giới trẻ trong nước mà còn được cả các du khách nước ngoài tín nhiệm.

Trang bị hiện đại cùng đội ngũ nhân viên phục vụ, PR-Marketing chăm sóc khách tận tình Cyber game khiến các game net cỏ trở nên yếu thế. Năm 2014, những Cyber game cao cấp như vậy bùng nổ khiến cho hè 2015, nhiều quán Net cỏ có mức đầu tư trung bình  vài trăm triệu phải đưa chiêu hạ giá 2.000 đồng/giờ chơi, trong khi ở các Cyber tiền tỷ 1 giờ chơi không dưới 5.000 đồng. Cuộc chiến giảm giá mà vẫn ế ẩm khiến nhiều quán Net cỏ rơi vào tình trạng "khô máu", tình trạng kinh doanh bấp bênh.

Khi game không chỉ là trò chơi - Ảnh 3.

Các cyber game trang bị cấu hình máy tính mạnh như của MSI để đáp ứng nhu cầu của người chơi

Toàn bộ hệ thống máy tính cấu hình khủng được coi là yếu tố quan trọng nhất giúp người chơi tận hưởng cuộc chơi trọn vẹn. Với tốc độ nâng cấp trung bình 2,5 năm/lần, những hệ thống hàng ngàn PC như vậy đòi hỏi việc chọn nhà cung cấp phải được cân nhắc kỹ càng. Hàng loạt các ông lớn PC đã có những sản phẩm dành riêng cho thị trường béo bở này đáng kể phải nhắc đến MSI với những sản phẩm "chuyên trị" cho iCafe (danh xưng chỉ hệ thống Cyber, phòng máy), từ những dòng mainboard được thiết kế với các tính năng hữu ích như EZ DEBUG LED giúp cho quản trị viên có thể xác định được ngay tức khắc lỗi đang mắc phải, BIOS FLASHBACK+ giúp việc nâng cấp BIOS khi có các bản cập nhật mới giờ đây dễ dàng hơn bao giờ hết, hoặc đơn cử như việc tất cả card đồ họa của MSI đều được trang bị quạt tản nhiệt với động cơ vòng bi kép giúp tăng vòng đời sản phẩm, đặc biệt là khi hoạt động ở cường độ cao 24/24 như môi trường iCafe.

Khi game không chỉ là trò chơi - Ảnh 4.

Tất cả card đồ họa của MSI đều được trang bị động cơ vòng bi kép

Đồng hành với những thành công của các Cyber luôn có chuỗi các sự kiện thi đấu giải thưởng hàng chục ngàn cho đến hàng triệu đô khuấy đảo cộng đồng, kéo theo lượng fan hâm mộ đông đảo chẳng khác gì bóng đá. Với kinh nghiệm tài trợ cho hơn 20 đội game chuyên nghiệp trên toàn thế giới như Flash Wolves (Đài Loan), Cload 9 (Mỹ), Fnatic  (Châu Âu)…. và mới nhất là Evos (Việt Nam); sự hỗ trợ chuyên nghiệp của những đối tác như MSI đã làm cho cuộc chơi ngày càng lớn mạnh.

Với thị trường phần cứng chơi game toàn cầu dự kiến ​​đạt 140 tỷ đô la vào năm 2019, chưa kể một loạt các sự kiện ăn theo bên lề các giải đấu, các bên đang ra sức tận dụng cơ hội để phát triển và nhờ vậy Esport hứa hẹn là một môn thể thao thi đấu trong nhà đầy triển vọng không chỉ cho thế giới mà cả Việt Nam.