Zippo, hơn cả một chiếc bật lửa

MX, Theo 10:03 03/08/2010

Ý tưởng kinh doanh nảy ra từ những điều nhỏ nhặt <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

Nhắc đến "hàng hiệu" của bật lửa là người ta nhắc ngay đến Zippo. Từ lúc nào chiếc bật lửa với tiếng mở nắp "thích tai" này trở nên phổ biến và nó có đơn thuần chỉ là một chiếc bật lửa?
 
Lịch Sử ra đời
 
Zippo xuất phát từ thị trấn nhỏ Pennylvania vào thời điểm nước Mỹ đang ở trong giai đoạn trì trệ nhất trong lịch sử. Câu chuyện về Zippo bắt đầu tại thời điểm đen tối nhất này. Sự thành công của Zippo đến từ óc sang tạo và sự chăm chỉ, từ sự tạo thành một sản phẩm bền lâu và thực dụng, từ chiến lược tiếp thị sang tạo và dịch vụ ân cần, và từ sự đổi mới của việc bảo hành sản phẩm.

Tất cả được bắt đầu vào một tối mùa hè năm 1932. Trong một buổi khiêu vũ được tổ chức tại Bradfold Country Club, nằm trên một ngọn đồi bên ngoài Bradfold, Pennsylvania. Tham gia vũ hội có George G. Blaisdell, người sau này được biết đến với biệt danh “Mr. Zippo”. Vào thời điểm đó, ông vẫn chưa tìm được điều gì hứa hẹn cho công việc kinh doanh của mình.
 
George G. Blaisdell.
 
Mệt mỏi vì khiêu vũ và các câu chuyện chính trị, ông đi ra ban công để hút thuốc. Tại đây, ông nhìn thấy người bạn đang cố gắng châm thuốc, lấy từ trong túi ra một chiếc bật lửa đồng xấu xí cọc cạch. Chiếc bật lửa xấu xí hoàn toàn không phù hợp trong tay một quý ông lịch lãm.
 
Hình ảnh người đàn ông cố gắng một cách ngốc nghếch để châm lửa trông thật lố bịch khiến Blaisdell xuýt phải bật cười. “Anh đóng bộ chỉnh tề, tại sao anh không sắm cho mình một chiếc bật lửa tươm tất hơn?”. “Nó cháy”, ông ta trả lời một cách bảo thủ. Hai từ “nó cháy” quay tít trong đầu George Blaisdell đêm ấy.
 
Thời điểm này, ai cũng tìm kiếm những mặt hàng rẻ, vững chắc và lâu bền, ông nghĩ. Những đặc điểm này luôn được nhắm tới, và cũng không chỉ trong thời điểm tồi tệ như hiện nay. Việc kinh doanh bật lửa sẽ rất hứa hẹn.
 
Blaisdell lập tức đăng ký độc quyền tại Mỹ từ xí nghiệp sản xuất bật lửa của Áo. Để nâng cấp mẫu mã, Blaisdell mạ vàng nắp bật lửa và tăng giá lên 1 đô la. Nhưng ông không bán được một chiếc nào. Blaisdell phát hiện ra có vướng mắc trong cách sản xuất, mẫu bật lửa này rất dễ bị tắt lửa. Vì thế, ông quyết định phát triển một loại bật lửa mới không bị tắt lửa.
 
"Bàn đạp" cho Zippo sau này là đây.
 
Từ bỏ bật lửa của Áo, Blaisdell thuê một góc tầng hai công ty Rickerson & Pryde trên đường Boylston. Blaisdell trả 10 đô la tiền thuê hàng tháng, thuê 3 thợ và bắt đầu phát triển chiếc bật lửa mới.
 
Ông và nhóm của mình sử dụng một đĩa điện nóng để hàn. Tất cả mọi thứ từ máy dập đầu đến máy hàn đều là đồ cũ dùng lại. Tổng chi phí cho các dụng cụ là 260 đô la (đây có thể gọi là số vốn ban đầu của công ty ). Việc đầu tiên ông làm là tạo ra chiếc bật lửa nhỏ hơn, để vừa trong gan bàn tay và ông đưa thêm một khớp nối để nối nắp bật lửa với phần thân, tạo thành một phần không thể tách rời của chiếc bật lửa. Việc này giúp người sử dụng có thể bật lửa chỉ bằng một tay.
 

 
Blaisdell sau đó đặt thêm một nắp chắn gió xung quanh khu vực bấc, ông dùng nắp chắn gió thiết kế theo bật lửa của Áo và đặt tên nó là “Zippo” (có ý kiến cho rằng nguồn gốc của cái tên bắt nguồn từ âm thanh “zip” phát ra lúc mở nắp bật lửa).
 
Mẫu Zippo nguyên thủy được giới thiệu đầu tiên vào năm 1932. Mẫu này có hình chữ nhật với khớp nối nhô ra để gắn nắp với thân bật lửa và ống (hoặc thùng). Các năm sau, mẫu được thu ngắn lại để đảm bảo tính nhỏ gọn. Giá bán lẻ của bộ phận chắn gió là 1,95 đô la.
 

 
Cuối tháng đầu tiên, 82 chiếc đã được sản xuất và bán ra, đem về lợi nhuận là 69,15 đô la. Để tiếp thị sản phẩm mới, Blaisdell đưa ra việc bảo hành cho sản phẩm, một ý niệm được bắt đầu với bật lửa Zippo và vẫn tồn tại đến tận ngày nay. Việc sửa chữa và thay thế phụ tùng sau thời hạn bảo hành trở thành nguồn lợi lớn cho việc kinh doanh.
 


Công ty Zippo sửa chữa mọi hỏng hóc mà không lấy một đồng. Chiếc bật lửa được gửi lại qua đường bưu điện trong 48 giờ với một lời nhắn: "Chúng tôi cảm ơn vì đã có cơ hội được phục vụ cho bật lửa của bạn”. Ý niệm về thời hạn bảo hành trở thành chiến lược tiếp thị đầu tiên của Zippo. Cho đến nay, công ty bật lửa Zippo vẫn đứng vững trên thị trường.
 
Cấu tạo và những đặc điểm nhận biết
 
Zippo dùng xăng, chứ không phải gas đâu nhé. Phần vỏ ngoài củaZippo và phần ruột bên trong được chế tạo hình chữ nhật và khớp với nhau, tất nhiên là trong nhỏ hơn ngoài. Trong ruột Zippo có bông đặc chế để ngấm xăng, trên là bấc để đốt cháy xăng và đây là một trong 2 điều giúp cho Zippo là chiếc bật lửa của mọi loại thời tiết cùng với miếng chắn gió ở phía trên.
 

Dưới đáy của chiếc bật sẽ thấy kí hiệu để nhận diện dòng bật lửa cũng như năm sản xuất của nó.

Từ giữa năm 1955, công ty quyết định mã hoá năm sản xuất bằng các dấu chấm (.). Từ năm 1966 cho đến năm 1973, mã năm được thay đổi thành một loạt các dấu sổ thẳng (|). Kéo dài từ năm 1974 đến năm 1981, năm sản xuất Zippo định dạng bởi các đường sổ chéo (forward slashes) (/), còn sau 1982 cho tới tháng 6 năm 1986 lại sử dụng đường sổ chéo nhưng theo chiều ngược lại (backslashes) (\).
 

 
Kể từ tháng 7 năm 1986, việc mã hoá trên các bật lửa được thực hiện trên cả tháng và năm sản xuất của chiếc bật lửa. Trên đáy chiếc bật lửa về phía trái là chữ cái từ A đến L, mặc định cho 12 tháng trong năm (A - tháng một, B - tháng hai ...), bên phải là chữ số La Mã thay cho năm sản xuất, được đánh từ II tính từ năm 1986. Một ví dụ nhỏ, một chiếc bật lửa được kí hiệu là H XI thì có nghĩa là nó được sản xuất tháng 8 năm 1995.
 

 
Tuy nhiên cho đến năm 2000, họ quyết định có một chút thay đổi bằng cách thay số La Mã bằng chữ số Ả rập, do đó chiếc bật lửa được sản xuất tháng 8 năm 2004 sẽ được kí hiệu là H 04.
 
Giá trị tinh thần
 
Có những giá trị khác ẩn trong chiếc bật lửa vô tri này. Ví dụ như những chiếc Zippo còn sót lại ở Việt Nam từ thời kháng chiến chống Mỹ và những chiếc còn sót lại từ thế chiến thứ 2.
 
Trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam, Zippo đã trở thành một món đồ lưu niệm và ghi lại những cảm xúc của người lính. Theo những nhà sưu tầm, 200.000 bật lửa Zippo đã được lính Mỹ sử dụng tại Việt Nam.
 
Zippo như một công cụ cầm tay giải trí của lính Mỹ hàng ngày. Bản thân nắp sáng của Zippo cũng được sử dụng như một gương soi nhỏ, lửa được dùng để nhóm bếp và hâm nóng đồ ăn mỗi ngày.
 

 
Zippo còn dùng để truyền tín hiệu khi rơi vào tình thế ‘bất đắc dĩ” hay có thể làm vật cản đạn của quân thù. Một nhân chứng kể lại, anh ta đã thóat chết trong gang tấc khi một viên đạn bắn ngay tim nhưng đã được hộp quẹt Zippo cản lại khi anh để nó ở túi áo, một sự may mắn. Thêm nữa Zippo có thể dùng làm hiệu cho trực thăng cứu hộ hoặc báo hiệu cho đồng đội khi ở trên chiến trường.
 

Ngoài ra Zippo cũng được sử dụng như một công cụ hổ trợ cho quân sự. Những người lính thường mang theo Zippo trong túi áo khi đi chiến đấu. Một số thì được cột chặt trong dải băng ngụy trang quấn trên nón sắt hoặc được cất trong ổ chứa đạn của súng M-16. Zippo còn được sử dụng như một loại thẻ căn cước nhận diện, đó là lí do tại sao có khá nhiều Zippo tại Việt Nam và nó rất có giá trị.
 

Zippo dùng trong thời chiến được bày bán như một món đồ cổ giá trị.
 
Cũng vào thời điểm này, Zippo nhanh chóng được tìm thấy nhiều ở thị trường chợ đen. Những người thợ điêu khắc của Việt Nam thường chạm khắc những hình ảnh hoặc những câu châm ngôn yêu thích vào bật lửa cho quân lính.
 
Hình ảnh nổi tiếng và thịnh hành nhất thời đó mà lính Mỹ thường hay khắc vào là bản đồ Việt Nam. Gần như mỗi người lính đều có 1 cái riêng và luôn mang theo bên mình. Và nhờ vào trào lưu chạm khắc vào bật lửa mới biết đa phần lính Mỹ sau khi tham chiến một thời gian đều thấy chán nản và bất bình với chính Chính Phủ Mỹ.
 
 
Một chiếc Zippo khắc những dòng bất bình về chiến tranh của lính Mỹ.
 
Zippo được sử dụng bởi lính Mỹ trong suốt cuộc chiến tranh Việt nam và trở thành một vật sưu tầm không thể thiếu. Mỗi chiếc Zippo như một nhân chứng, một vật vô tri chuyển tải cảm xúc thật. Những người lính đã từng đứng trước cái chết, bờ vực của địa ngục đều mang theo Zippo bên người. Nó là một phần máu thịt và tâm hồn đối với người sử dụng. Và từ đây, Zippo trở thành một vật sưu tầm vô giá.
 
Một số mẫu Zippo đời mới.
 
Nhờ vào công nghệ của thời đại mới mà bật lửa Zippo của ngày nay có mẫu mã vô cùng đẹp và phong phú, đáp ứng mọi sở thích của người sưu tập. Zippo đã được nâng lên thành một thú chơi. Chiếc bật lửa này đã cho thấy "bật lửa không chỉ dùng để châm lửa cho thuốc lá độc hại". Đã xuất hiện những "nghệ nhân" biểu diễn xiếc với chiếc Zippo, điều đó càng làm chiếc bật lửa nhỏ bé này nâng tầm giá trị.
 
Cùng xem thử một số tricks với Zippo nhé.