Xem thí nghiệm hóa học bùng nổ qua ảnh động thú vị

Gabby, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 28/07/2013

Đó là những thí nghiệm thú vị đem lại cho bạn cái nhìn mới về hóa học... qua các hình ảnh động dễ hiểu.

Hóa học là một trong những bộ môn khó nhằn mà không ít các bạn học sinh ghét. Tuy nhiên, nếu được chứng kiến tận mắt những thí nghiệm vui sau đây, 100% các bạn sẽ thay đổi quan niệm và suy nghĩ về nó đấy…

Xem thí nghiệm hóa học bùng nổ qua ảnh động thú vị 1

Sắp xếp những tấm giấy có chứa chất bột cam tím kì lạ, rồi dùng đũa lông gà phẩy một cái… Bùm, tất cả phát nổ trong làn khói tím và bạn sẽ trở thành một phù thủy đầy quyền năng trong mắt người khác.

Thực ra, bí mật nằm ở chất bột trên các tấm giấy. Đó là Nitrogen Triiodide (NI3) – một hợp chất hóa học cực kỳ nhạy cảm. Do cấu tạo hình kim tự tháp với 3 nguyên tử iốt to lớn nằm gần nhau gắn với nguyên tử nitơ, chỉ cần bất cứ kích thích nhỏ nào, thậm chí là một cơn gió nhẹ - Nitrogen Triiodide sẽ phát nổ ngay lập tức.


Xem thí nghiệm hóa học bùng nổ qua ảnh động thú vị 2

Bạn có nhìn thấy dung dịch đen đầy ma thuật nhô lên và bao trọn chiếc đinh? Đó chính là hỗn hợp dầu ăn và mạt sắt trộn đều. Trong hóa học, người ta gọi nó là Ferrofluid. 

Các hạt mạt sắt nhỏ trong dung dịch tạo nên từ trường không ổn định của dung dịch. Kết quả là nếu đặt một nam châm nhỏ dưới bề mặt như trong ảnh, dung dịch sẽ tự trồi lên, bao trọn lấy chiếc đinh như thể có ma thuật vậy. 


Xem thí nghiệm hóa học bùng nổ qua ảnh động thú vị 3

Để chế tạo một quả bom bóng bay như bức ảnh, hãy bơm đầy trái bóng với hỗn hợp khí oxy và hidro theo tỉ lệ 1:2. Sau đó để “quả bom” ra ngoài trời nắng, hoặc dùng nến hơ ở dưới. Nhiệt độ sẽ xúc tác cho phản ứng giữa hai chất khí bên trong bóng xảy ra, gây ra tiếng nổ ghê gớm.


Xem thí nghiệm hóa học bùng nổ qua ảnh động thú vị 4

Diethylzinc ((C2H5)2Zn) là một trong những thuốc thử quan trọng trong hóa học hữu cơ. Nhưng ít ai biết chúng cũng được dùng để tạo nên những màn biểu diễn độc đáo như thế này. Ở dạng lỏng, chất này cực kì nhạy cảm và chỉ cần tiếp xúc với không khí là sẽ bốc cháy, tạo thành một chùm lửa tuyệt đẹp.

**Các thí nghiệm trên được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu với sự chuẩn bị kỹ càng để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không nên tự thử nghiệm ở nhà, bạn nhé.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: So bad so good, Wikipedia...