Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người

Crystal Chan, Theo Mask Online 12:01 17/02/2013

Hiểu hơn về phản ứng ngáp và khám phá bí mật sau mỗi lần ngáp của động vật.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, ngáp là một cơ chế sinh lý giúp trì hoãn cơn buồn ngủ, duy trì sự chú ý của chúng mình tốt hơn. Liệu các loài động vật ngáp có giống vậy không nhỉ?

Cùng ngắm nhìn những bức hình về động vật dưới một góc nhìn hoàn toàn mới lạ và độc đáo - đó là khi chúng “khoe răng”  và hiểu hơn về ý nghĩa những cú ngáp của chúng.

Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 1

Về khía cạnh khoa học, ngáp là một phản xạ vô thức, nằm ngoài sự điều khiển của não bộ. Nó còn là đầu mối xã hội (tương tự với nụ cười) để trao đổi thông tin và tổ chức hành vi. Hình ảnh trên chụp lại khoảnh khắc chú cáo lửa đang "ngoác miệng" hết cỡ...


Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 2

Theo các nhà khoa học, đây là hình thức giao tiếp từ thời thượng cổ, khi nhân loại chưa có ngôn ngữ. Thông điệp mà cú ngáp truyền tải thường là sự mệt mỏi, chán nản hay uể oải. Thậm chí, theo một số nghiên cứu, ngáp còn là hồi chuông báo hiệu trạng thái... ham muốn tình dục.


Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 3

Nguyên nhân thực sự của cú ngáp đến nay vẫn là một bí ẩn. Giả thuyết được cho thuyết phục nhất - ngáp là để cung cấp oxy và điều hòa nhiệt độ cho não bộ. Bạn có biết, loài chim vẫn có thể mở to mắt ngay cả khi ngáp.


Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 4

Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 5

Dù bắt nguồn từ bất cứ nguyên nhân gì thì khi ngáp, cơ hàm sẽ tạo ra một sức ép để dồn máu đổ về não nhiều hơn.

Không khí mát từ bên ngoài cũng được hút vào trong cơ thể nhờ hành vi thở sâu, giúp làm sạch phổi. Hình ảnh chú báo gấm mải ngáp đến nỗi mà chẳng còn biết trời trăng.


Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 6

Vì vậy, ngáp chính là một phương pháp giúp “sảng khoái tinh thần, tập trung trí tuệ, cấp tốc mà không tốn kém”. Cú ngáp ở ảnh trên của chú sư tử có chút…đáng sợ.


Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 7

Một số loài động vật ăn thịt ngáp nhằm mục đích… phô trương răng nanh, thể hiện sự quyền uy.


Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 8

Cú ngáp “duyên dáng” của loài thỏ được cho là một cách dâng hiến tình yêu. Đây là hành động biểu thị sự mong muốn bên nhau và sinh sản của chúng.



Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 9

Ngáp lan truyền được cho là do hiện tượng nhân bản tế bào thần kinh. Tế bào thần kinh nằm ở vỏ não phía trước chịu trách nhiệm cho hành vi mô phỏng. Khi các tế bào thần kinh phản chiếu một kích thích từ một đối tượng bên cạnh, nó sẽ bắt chước hành động đó.

Hiện tượng ngáp dây truyền cũng xuất hiện trong cộng đồng tinh tinh và cá mập.


Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 10

Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 11

Hầu hết động vật ngáp không phải vì lý do buồn chán hay buồn ngủ mà đôi khi giúp ích khá nhiều cho chúng... 

Mỗi cú ngáp trung bình kéo dài không quá 6 giây, nhưng lại là kết quả của một loạt phản ứng sinh hóa phức tạp. Nó giúp đưa vào phổi lượng không khí đáng kể, giúp lưu thông và làm sạch đường hô hấp.


Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 12

Chó ngáp để điều hòa thân nhiệt vì cơ thể chúng không thể tiết mồ hôi.


Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 13

Hay mèo ngáp khi sự phòng thủ của chúng đang giảm sút...


Xem động vật “ngoác miệng khoe răng" y hệt con người 14

 Thông qua hành động ngáp, những con cáo này muốn cảnh báo rằng, hãy dè chừng khi xâm phạm vào lãnh thổ của chúng.


Bạn có thể xem thêm: