Xem các loài vật "nhìn đời" khác con người như thế nào

Myn, Theo Trí Thức Trẻ 18:20 14/11/2015

Bạn có bao giờ thắc mắc những chú cún, mèo, hay chuột nhìn thế giới như thế nào không?

Đã bao giờ bạn tò mò rằng, các loài vật xung quanh chúng ta nhìn cuộc đời ra sao không? Nếu ở dưới lăng kính nhìn của các loài vật, bạn sẽ nhìn mọi thứ xung quanh như thế nào? 

Giống như người, loài vật có nhãn quan thích nghi với khả năng riêng của chúng. Bằng các kĩ thuật nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã khám phá ra sự đa dạng trong “thế giới quan” của các loài động vật. 


1. Loài chó

151115nhin01a-f1969

Những chú cún có khả năng nhìn “xuyên bóng đêm”. Thị lực của cún không thực sự tốt mà chủ yếu dựa vào thính giác, khứu giác. Chúng đặc biệt xuất sắc trong việc tập trung vào một vật nhất định khi săn mồi. 

Cún chỉ có thể phân biệt được các màu vàng, xanh, nâu nhưng có tầm nhìn ngoại vi và khả năng quan sát vào ban đêm cực tốt.

2. Loài mèo

Gần giống với chó, thị lực của mèo cũng tương đối kém, nhận biết chủ yếu nhờ thính giác, khứu giác. Tuy nhiên, mèo sở hữu 3 loại tế bào nón giống như con người, nhưng do số lượng phân phối mỗi loại khác nhau, do đó chúng không thể nhìn thấy đầy đủ màu sắc.

151115nhin02a-307ee

Dù vậy, mèo rõ ràng có thể phân biệt các màu sắc, đặc biệt ở cự ly gần, chỉ là không hoàn toàn rõ rệt. Bên cạnh đó, mèo không thể nhìn thấy các vật ở khoảng cách quá xa. Cụ thể, nếu như con người có thể nhìn thấy một vật thể trong phạm vi từ 30 đến 60m thì mèo chỉ nhìn thấy rõ trong phạm vi khoảng 6m mà thôi.

Loài mèo có tầm nhìn ngoại vi là 200 độ, lớn hơn so với tầm nhìn của con người (180 độ).

3. Loài chim 

151115nhin03a-adb9b

Khả năng nhìn của loài chim thật sự khác biệt và vượt trội hơn so với con người. Cụ thể, chúng có thể nhìn ánh sáng cực tím bằng mắt thường ở khoảng cách gần mà không hề hấn gì.

Bên cạnh đó, mắt của các loài chim có số tế bào thụ quan lớn hơn nhiều so với con người nên trong khi chúng ta nhận biết màu sắc từ 3 nguồn cơ bản là: đỏ, lục, lam thì chim bồ câu có khả năng nhìn thấy ít nhất là 5 dải quang phổ màu khác nhau.

4. Loài ruồi

151115nhin04-8960f
Vì cấu tạo mắt hình tròn mà ruồi có thể nhìn được thế giới qua 360 độ.

Mắt ruồi có cấu tạo gồm hàng ngàn thủy tinh thể tí hon, giúp chúng có thể nhìn được ánh sáng cực tím giống các loài chim. Tuy nhiên, ruồi nhìn mọi chuyển động như thông qua ống kính quay chậm.

Cấu tạo mắt ruồi cho phép thay đổi góc nhìn một cách nhanh chóng và quan sát nhiều hướng cùng một lúc. Các nhà khoa học gọi đó là cấu tạo mắt kép – một trong những điểm siêu việt của côn trùng. 

5. Loài rắn

151115nhin05-4f595

Rắn có đến 2 hệ thống thị giác khác nhau. Ngoài mắt bình thường mà chúng ta vẫn nhìn thấy, rắn còn có một hố nhỏ bên đầu - chứa hàng nghìn tế bào thụ quan. 

Nếu bịt mắt của chúng lại, chúng vẫn có thể sử dụng các tế bào này có thể nhận biết nhiệt và “tóm gọn” trong tầm nhìn các vật thể sống với chức năng giống như một chiếc máy dò tia hồng ngoại cực nhạy.

6. Cá vàng

151115nhin06-7023b

Hầu hết các tế bào hình nón trong mắt cá có thể phân biệt được hai màu nguyên thủy: trắng, đen - một số khác - cụ thể là cá vàng thì phân biệt được 3 màu: đỏ, lục, lam như con người. Tuy nhiên mắt cá có thể nhìn rõ tần sóng màu tím hơn mắt người và có rất nhiều loại cá nhìn được cả tần sóng tia cực tím (tia tử ngoại).

7. Cá mập


151115nhin07-51aee

Khác với các loài cá thông thường, ít ai ngờ, cá mập chỉ có thể phân biệt được hai màu đen, trắng mà không nhận ra được nhiều màu sắc khác. Tuy nhiên, cá mập lại có thể nhìn rất rõ con mồi khi ở dưới nước.

8. Loài chuột

151115nhin08-f7ff4

Bạn có hay, mỗi bên mắt của loài gặm nhấm này hoạt động một cách độc lập. Chúng nhìn mọi sự vật, hiện tượng trong trạng thái "quay chậm", mờ mờ và không rõ nét. Bên cạnh đó, chuột cũng không nhìn được màu đỏ.

Nguồn: Buzzfeed, DesignTaxi