Việt Nam 1946 qua những bức ảnh cực hiếm

A, Theo 12:00 19/12/2011

Ngắm đất nước ta trong những bức ảnh đen - trắng từ 65 năm trước, qua ống kính của một người Pháp.

Ngược dòng thời gian để trở về thời điểm 1946, chúng mình sẽ cùng với một người Pháp hồi tưởng lại hình ảnh Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là cảnh làng quê, cảnh sinh hoạt đời thường của người dân hay những hoạt động trên đường phố...

Làng quê Việt Nam nhìn từ trên cao.

Cho tới ngôi làng giữa vùng núi.


Ảnh chụp người dân sinh hoạt đời sống thường ngày.

Cảnh chăn trâu ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ.




Người dân làng chài.

Người ăn xin trên đường phố Hải Phòng.

Cảnh một đám tang ở Hải Phòng.


Từ trên tàu ngắm Vịnh Hạ Long.


Một bức ảnh màu chụp Vịnh Hạ Long cực hiếm thời bấy giờ.

Cảng Wallut (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh).





Bạn có biết?

Hôm nay (19/12/2011) là ngày kỉ niệm 65 năm Toàn quốc Kháng chiến.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, thực dân Pháp tìm mọi cách thực hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa.

Bội ước hiệp định sơ bộ 6/3/1945 và thỏa ước 19/4/1945, thực dân Pháp ráo riết tăng cường lực lượng và đến tháng 11/1946, số quân của chúng đã lên tới 10 vạn. Chúng lần lượt cho quân đổ bộ trái phép vào Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và chuẩn bị kế hoạch đánh vào cơ quan đầu não của ta ở thủ đô Hà Nội.

Ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người nói:

“Chúng ta muốn hòa bình, chúng bắt chúng ta nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp. Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước…”

Đáp lời kêu gọi cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh, theo đường lối kháng chiến đúng đắn do Đảng vạch ra, thanh niên cả nước cùng toàn dân nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Đêm 19/12/1946, tiếng súng giết giặc của thủ đô Hà Nội đã nổ, mở đầu cuộc kháng chiến. Quân và dân cả nước cũng đã vùng lên kháng chiến và giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc ta.

(Theo LSVN)