Vì sao có nước đi bên phải, có nước đi bên trái?

MX, Theo 00:01 26/07/2010

Không chỉ đơn giản là thói quen thôi đâu, cả một quá trình lịch sử đấy các bạn ạ !<img src='/Images/EmoticonOng/05.png'>

Ở Việt Nam và rất nhiều nước trên thế giới, bất kể ô tô, xe đạp hay người đi bộ cũng phải theo đúng quy tắc giao thông hiện hành là đi theo bên phải đường. Nhưng ở nước Anh và một số nước khác thì trái ngược hẳn, mọi phương tiện giao thông cũng như người đi bộ phải đi bên trái đường. Vì sao vậy ?

Thật ra tập quán này của Anh và một số nước khác cũng có nguyên nhân lịch sử của nó. Từ thế kỷ XIV và XV, hồi nước Anh và một số nước khác còn chưa có ô tô và xe đạp, người ta đi lại bằng ngựa, hoặc đi bộ.
 
 
Các hiệp sỹ, các nhà quý tộc giàu có khi đi đường thường đeo kiếm bên mình. Thông thường người ta đều thuận dùng tay phải nên kiếm được đeo bên trái thân mình để khi cần có thể tiện tay rút kiếm ra ngay. Còn khi bị kẻ địch tấn công từ phía trước mặt thì bên trái đường sẽ tiện cho việc đỡ đòn và tấn công kẻ địch hơn.
 
 
Hãy thử tưởng tượng, nếu bị một kẻ thuận tay phải tấn công từ trước mặt thì đòn tấn công sẽ nhằm vào bên trái người bị tấn công, nên người ta phải né sang phải để tránh đòn. Vì lý do đó mà ở Anh và một số nước mấy trăm năm nay người ta đều đi bên trái đường.
 
 
Về sau súng được phát minh. Khi dùng súng nhằm vào đối phương người ta thường lấy tay trái đỡ súng, tay phải đặt vào cò súng. Trong trường hợp này, đi bên phải đường dễ chống kẻ địch từ phía trước tiến tới hơn. Vì lý do này mà ở các quốc gia phát triển muộn hơn ở Mỹ có quy định đi bên phải đường.

Trên thế giới phân biệt hai luật giao thông quy định đi bên phải và đi bên trái đường. Đa số các nước, bắt đầu từ Mỹ, Trung Quốc, ... đều quy định đi bên phải đường, còn lại là các nước đi bên trái đường như Anh, Nhật Bản.
 
Khi Giáo hoàng Boniface VIII cùng đoàn người hành hương đi bên trái đường năm 1300, việc đi bên trái đã icđược công nhận rộng rãi.
 
Giáo hoàng Boniface VIII
 
Năm 1756, Quốc hội Anh đã thông qua luật quy định xe đi bên trái trên đoạn cầu London. Đến năm 1772, quy định này đã được mở rộng sang các thị trấn ở Scotland. Mức xử phạt đối với người vi phạm là 20 Shilling (1 bảng Anh). Mãi đến năm 1835, luật đi bên trái đường mới chính thức được quy định trong luật pháp Anh. Dự luật Xa lộ được giới thiệu trong 4 cuộc họp liên tiếp của Quốc hội trước khi nó chính thức trở thành luật.

Còn việc lái xe bên phải đường bắt đầu từ thời Cách mạng Pháp và những nhân vật được cho là có ảnh hưởng quyết định đến việc thay đổi thói quen đi bên trái sang bên phải đường là Maximilien Robespierre, Napoleon Bonaparte và sau này là Adolf Hitler.

Thời kỳ đó, ở Pháp có sự phân biệt giai cấp rõ ràng khi quy định đi lại bên chiều nào trên đường. Giới quý tộc đánh xe bên trái đường, buộc dân thường đi bên phải đường. Khi cách mạng nổ ra năm 1789 và với tuyên ngôn Nhân quyền năm 1791, giới quý tộc đồng ý với quy định đi lại bên phải đường nhằm tránh sự chú ý của dư luận vào mình.
 
Giới quý tộc Pháp thời xưa.
 
Napoleon đã dùng quyền lực của mình buộc quân đội, người dân Pháp đi bên phải đường. Sau này, thắng lợi từ các cuộc chiến tranh của Napoleon đã mang luật đi bên phải đường đến các nước như Thuỵ Sĩ, Đức, Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha. Các nước kiên quyết chống lại Napoleon vẫn giữ nguyên tập quán đi bên trái đường như Anh, Áo - Hung, Nga và Bồ Đào Nha.
 
Trong số các nước độc lập khác chỉ có Đan Mạch là chuyển sang đi bên phải đường (năm 1793). Sự phân chia giữa các quốc gia đi bên trái và bên phải đường ở châu Âu vẫn được giữ đến sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
 
Napoleon.
 
Trong khi đó, thói quen đi bên trái đường tiếp tục được mở rộng sang Mĩ. Mắt xích quan trọng để có sự thay đổi chính là Tướng Lafayette, nhà cải cách tự do người Pháp, người đã từng sang thăm và mang quân sang giúp Mĩ trong suốt cuộc chiến độc lập. Lần đầu tiên, luật pháp Mĩ quy định người tham gia giao thông đi bên phải đường là vào năm 1792 tại Pennsylvania. Còn Canada lúc đó vẫn đang là thuộc địa của Anh nên nước này hầu như vẫn giữ quy định đi bên trái đường cho đến những năm 1920.

Bởi "Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh" nên rõ ràng là mặt trời cũng không bao giờ lặn trên các vùng đất quy định đi bên trái đường. Các nước Nam Á, các nước ở châu Đại Dương và các thuộc địa châu Phi đều áp dụng quy định đi trái đường, ngoại trừ Ai Cập vì Ai Cập từng bị quân Napoleon chiếm đóng trước khi rơi vào tay thực dân Anh.

Ngay cả Nhật Bản dù không là thuộc địa của Anh nhưng cũng có luật đi bên trái. Chính sách ngoại giao pháo hạm của Mĩ và Anh đã buộc Nhật Bản phải mở các cảng biển cho thương nhân nước ngoài vào làm ăn. Năm 1859, người đại diện của nữ hoàng Victoria ở toà án Nhật Bản là Rutherford Alcock đã thuyết phục nước này áp dụng luật đi bên trái đường.
 
 
Ở Trung Quốc, các cuộc chiến tranh thuốc phiện đã góp phần giúp Anh gây áp lực khiến chính phủ Trung quốc áp dụng luật đi trái đường. Hầu hết các thuộc địa của châu Âu đều làm theo các quy định của nước xâm lược, chẳng hạn Indonesia tiếp tục áp dụng tục lái xe bên trái giống Hà Lan dù Hà Lan đã chuyển sang lái xe bên phải sau khi thành lập nước Cộng hoà Batavian năm 1795.

Ngày 12/3/1938, quân Phát-xit chiếm Áo và ngày sau đó đã tuyên bố vùng Anschluss của Áo nhập vào Đức. Hitler đã ra lệnh tất cả phải chuyển sang đi bên phải đường ngay trong đêm đó. Sự thay đổi đó đã khiến giao thông trên đường trở nên hỗn loạn bởi các lái xe không thể thấy hết các biển báo.
 
 
Tiệp Khắc và Hungary, hai nước cuối cùng ở châu Âu lục địa vốn đi bên trái đường cuối cùng đã phải chuyển sang đi bên phải sau khi bị Đức chiếm đóng năm 1939.

Sau chiến tranh, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại xe cơ giới càng thúc đẩy việc chuyển sang lái xe bên phải. Hầu hết các phương tiện giao thông đều được sản xuất để đi bên phải và các lái xe cũng không muốn phải chuyển từ bên này qua bên kia đường khi qua các vùng cửa khẩu quốc tế.

Trung Quốc chuyển sang lái xe bên phải năm 1946. Thuỵ Điển, nước thoát khỏi sự xâm lược của NapoleonHitler chuyển sang lái xe bên phải năm 1967 sau 2 năm chuẩn bị. Một số thuộc địa cũ của Anh như Ghana sau này cũng vừa chuyển sang lái xe bên phải cách đây vài năm.
 
Trung Quốc năm 1946.
 
Như vậy, trong thời kỳ trung đại, việc đi lại bên tay trái được coi là chuẩn mực. Còn thời hiện đại, đi bên tay phải mới là luật lệ phổ biến nhất. Dù đi bên trái hay phải thì những quy tắc này phụ thuộc rất nhiều vào phương tiện giao thông mà con người sử dụng cũng như cho thấy được phần nào lịch sử quốc gia đó.