Update mới về việc nhân bản vô tính ở người

J, Theo Mask Online 10:36 21/05/2013

Các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi quyết liệt việc có nên chăng áp dụng nhân bản vô tính ở người?

Hiện nay, việc nhân bản vô tính con người vẫn còn gây nhiều tranh cãi quyết liệt bởi nhiều người cho rằng, nó liên quan lớn đến vấn đề đạo đức nên chưa một nước nào đứng ra thử nghiệm. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra, ngay cả đặt đạo đức sang một bên, lượng "tài nguyên" cần thiết để có thể tiến hành nghiên cứu cũng là một rào cản đáng kể.

Update mới về việc nhân bản vô tính ở người 1

Từ thập niên 1950, sau khi nghiên cứu nhân bản vô tính thành công loài ếch, các nhà khoa học đã tiếp tục nhân bản hàng chục loài động vật khác gồm chuột, mèo, lợn, bò... 

Trong mỗi trường hợp, các nhà nghiên cứu đều gặp phải thêm những vấn đề khác cần khắc phục. Tuần qua, Tiến sĩ Robert Lanza - Giám đốc Khoa học tại một công ty công nghệ sinh học tiên tiến cho biết, "Hầu hết, các sản phẩm tạo ra gặp vấn đề về gene. Động vật được nhân bản thường mắc những chứng bệnh nghiêm trọng như chậm phát triển, suy yếu hệ thống miễn dịch, bệnh về tim và phổi".

Update mới về việc nhân bản vô tính ở người 2

Với chuột, các nhà khoa học có thể sử dụng hàng ngàn trứng để tiến hành thí nghiệm. Nhưng với các loài linh trưởng, trứng là tài nguyên vô cùng quý giá và không phải dễ dàng có được chúng để tiến hành thí nghiệm.

Ông Lanza chia sẻ: "Một trong những hạn chế nữa là động vật nhân bản vô tính thường có các bất thường trong di truyền. Điều này có thể ngăn chặn phôi làm tổ trong tử cung hoặc làm thai nhi chết lưu hay con vật sẽ chết ngay sau khi sinh".

Update mới về việc nhân bản vô tính ở người 3
Mặc dù biết nó là phi đạo đức nhưng các chuyên gia cho rằng, có khả năng để nhân bản một con người.

Lúc này, cấu trúc gene của động vật có thể bị hỏng, dẫn đến biến đổi khác thường, làm động vật chết ngay trong quá trình bào thai hoặc sau khi sinh, nếu không chết thì cũng mắc các bệnh nguy hiểm về sau này.

Lưu lượng máu dẫn tới "thai nhi" cũng là một vấn đề cần quan tâm. Trong một thí nghiệm, Lanza và các đồng nghiệp nhân bản vô tính một con bò rừng. Khi được sinh ra, nó có kích thước lớn gấp 2 lần con bò rừng bình thường. Vì thế, họ đã để con bò rừng này chết.

Tỷ lệ chết của việc nhân bản vô tính này khá cao, nguy cơ đột biến là rất lớn. Lanza cho rằng, "Việc nhân bản vô tính này giống như việc để một đứa trẻ ngồi lên một tên lửa mặc dù biết rằng, cơ hội sống sót là 50-50 bởi rất có thể, tên lửa sẽ nổ tung. Đó là việc làm hết sức phi đạo đức".

(Nguồn tham khảo: Discovery News)