Tuyển tập những phát minh hay ho nhưng thất bại của Edison

Sơn Hải, Theo Pháp luật xã hội 00:00 07/12/2013

Edison - một trong những người vĩ đại nhất thế kỷ XX cũng đã từng có rất nhiều thất bại.

Thomas Edison (1847 - 1931) được coi là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ XX. Những sáng kiến của ông đem đến cho nhân loại nhiều bước tiến quan trọng. Nhưng bên cạnh đó, cũng không ít các sản phẩm mà ông làm ra lại gặp phải sự thất bại vô cùng cay đắng.

1. Máy bầu cử 

Edison tham gia sáng chế từ rất sớm, khi tới Boston vào năm 1868, ông bắt đầu cho ra các phát minh của mình. Sáng chế về máy đếm phiếu điện tử là bằng sáng chế đầu tiên của Edison khi ông mới 22 tuổi. 
Tuyển tập những phát minh hay ho nhưng thất bại của Edison 1

Vật dụng này giúp ghi lại những phiếu bầu của cơ quan lập pháp, bầu cử một cách kịp thời hơn so với hệ thống cũ. Hệ thống bao gồm một thiết bị được kết nối trực tiếp với bàn làm việc cá nhân của người bỏ phiếu. Tại bàn bỏ phiếu, trên những thanh kim loại chia làm 2 cột “có” và “không”. 

Người ngồi tại đó chỉ cần di chuyển theo ý mình và thiết bị ngay lập tức chỉ ra kết quả, rồi nhanh chóng truyền thông tin tới nơi xử lý. Kết quả sẽ được hiện lên trên giấy, bánh xe theo dõi tổng số phiếu bầu và lập bảng kết quả.

Tuyển tập những phát minh hay ho nhưng thất bại của Edison 2

Edison rất tự hào về phát minh này, ông nói rằng, nó sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian bầu cử cũng như giao dịch phiền toái hàng ngày. Nhưng khi đem phát minh này giới thiệu với quan chức trong chính phủ, các nhà lãnh đạo liền chê bai máy móc của ông là ngu ngốc, thiếu tính thực tế, rườm rà, tốn kém và có "điên khùng" mới đầu tư để sản xuất phát minh này.

Tuyển tập những phát minh hay ho nhưng thất bại của Edison 3

Thất bại này như một gáo nước lạnh dội vào người Edison, ông nhận ra rằng, một phát minh ngoài tính độc đáo còn phải có tính thực tế. Từ đây, ngoài việc sáng tạo ông còn quan tâm tới lợi ích kinh tế, khả năng sản xuất đại trà của sản phẩm.

2. Chiếc bút tạo bảng mẫu

Vào thế kỷ XIX, để có được bản sao hợp đồng, tài liệu, nhiều ngành nghề tốn khá nhiều thời gian, công sức. Chính vì thế, Edison suy nghĩ tạo ra một thiết bị có động cơ điện nhỏ giúp ích trong việc tạo bảng mẫu in ấn. Thiết bị này sử dụng một cây gậy nghiêng cùng một cây kim thép để xuyên thủng giấy giúp tạo bảng mẫu có sẵn. 
 
Tuyển tập những phát minh hay ho nhưng thất bại của Edison 4

Edison được cấp bằng sáng chế cho chiếc máy này vào năm 1876. Một công ty đã mua lại sáng chế này và sản xuất những chiếc "bút" này đại trà. Tuy nhiên, khi bán trên thị trường, sản phẩm này bị phàn nàn nhiều bởi sự nặng nề cùng tiếng ồn lớn. Không những vậy, chi phí cho việc thay pin khá tốn kém. 

Tuyển tập những phát minh hay ho nhưng thất bại của Edison 5


Tuyển tập những phát minh hay ho nhưng thất bại của Edison 6

Dù đã cố gắng cải tiến, nhưng sau mỗi lần sửa đổi, cây bút càng tệ đi nên ông đành bỏ cuộc, chào thua phát minh phiền phức này và chuyển qua công việc khác. Tuy nhiên, sản phẩm bị Edison bỏ rơi này lại là tiền đề để năm 1891, nghệ sĩ xăm Samuel O'Reilly tạo ra chiếc máy xăm đầu tiên. Samuel đã được trao bằng sáng chế từ chính cây bút điện của Edison. 

4. Máy tách sắt từ quặng 

Thất bại tài chính lớn nhất trong sự nghiệp của Edison là tách sắt từ quặng non. Năm 1887, vào thời điểm giá quặng sắt tăng cao đột biến, Edison nảy ra ý tưởng tách sắt từ quặng non. 

Tuyển tập những phát minh hay ho nhưng thất bại của Edison 7

Các phòng thí nghiệm của Edison đã tiến hành ý tưởng này, qua đó họ sử dụng nam châm để tách sắt từ loại quặng chất lượng thấp không sử dụng được. Theo ông lý giải, phát minh này có thể đem lại lợi nhuận một lần nữa thông qua việc khai thác sắt ở những mỏ cũ. 

Khi đề cập vấn đề này với các nhà khoa học, ý tưởng ngay lập tức bị nhiều người chế nhạo và gọi đó là “sự điên rồ của Edison”. Tức giận, Edison đã đầu tư toàn bộ số tiền của mình cho dự án này.

Tuyển tập những phát minh hay ho nhưng thất bại của Edison 8

Ông mua lại 145 bãi quặng bỏ hoang và thiết lập một dự án thí điểm tại mỏ Ogden ở New Jersey. Edison đổ tiền vào dự án, dần dần bán hầu hết các lợi tức của mình để trả tiền cho kế hoạch này. Tuy nhiên, vài vấn đề kĩ thuật đã xảy ra kèm theo đó, việc giá quặng giảm mạnh là lý do khiến Edison chấp nhận từ bỏ ý tưởng này.

3. Búp bê "biết nói" 

Vào năm 1888, Edison đã được cấp bằng sáng chế máy quay đĩa của mình - một trong những phát minh thành công nhất của ông. Từ đây, ông tiếp tục nghĩ ra cách để khai thác triệt để chiếc máy quay đĩa này. Edison quyết định thu nhỏ máy quay đĩa, chèn nó vào một con búp bê. 

Tuyển tập những phát minh hay ho nhưng thất bại của Edison 9

Máy quay đĩa được đặt trong ngực của con búp bê, người dùng phải quay cánh tay và chân trước để tạo ra tiếng hát. Máy quay đĩa sẽ giúp cho búp bê phát ra tiếng nói hoặc nhạc. Chúng được một nhà sản xuất đồ chơi mua lại và bán với giá khoảng 10 USD (khoảng 21.000 VND theo tỷ giá hiện tại).

Edison tưởng tượng rằng, con búp bê biết hát, biết nói chuyện sẽ là công cụ giáo dục tuyệt vời với trẻ nhỏ, một số người khiếm thị cũng rất cần nó để bầu bạn. Thế nhưng, phát minh này nhanh chóng gặp thất bại. 

Tuyển tập những phát minh hay ho nhưng thất bại của Edison 10

Lý do là bởi chức năng ghi âm tại thời điểm đó mới trong giai đoạn đầu, âm thanh phát ra chưa được chuẩn, tiếng nói của búp bê vì vậy quá nhỏ, khiến người nghe vô cùng khó chịu. 

Vỏ ngoài của con búp bê lại không giữ được chiếc máy hát nặng nề bên trong, chính vì thế độ bền của sản phẩm này rất tệ. Con búp bê biết hát nhanh chóng bị người tiêu dùng ghẻ lạnh và là một thất bại đáng quên đi của Edison.

5. Máy chiếu mini

Edison giới thiệu đến công chúng một máy chiếu hình ảnh chuyển động vào năm 1912. Với ý tưởng này, Edison tin người dùng có thể dùng máy để phục vụ giáo dục, nhất là đối với các nhà thờ, trường học và các tổ chức dân sự.

Tuyển tập những phát minh hay ho nhưng thất bại của Edison 11

Tuy nhiên, chiếc máy quá đắt so với khả năng mua sắm của người dân lúc bấy giờ. Chưa kể, số lượng bộ phim quá ít và ngắn, mỗi lần xem chỉ được có một người. Hơn 2.500 chiếc máy được sản xuất và phân phối cho các đại lý nhưng số lượng bán ra chỉ dừng lại ở con số 500. 

Phi vụ này khiến cho Edison mất một số vốn không hề nhỏ. Không nản lòng, ông lấy tiền đầu tư mở rộng lên tới 300.000 USD (hơn 6 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) để xây dựng những bộ phim dài hơn. Nhưng kết quả của sự cố gắng là con số 0, chính bởi vậy, nhà sáng chế tài ba này phải bỏ cuộc. Tuy nhiên, đây lại là tiền đề quan trọng để phát triển ngành điện ảnh sau này.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Smithsonianmag, How Stuff Works, Wikipedia...