Trái Đất sau thảm họa tuyệt diệt thời cổ đại

Thủy Chip, Theo 00:00 02/01/2011

Chỉ 1/10 các loài sống trên Trái Đất còn tồn tại sau một đợt tuyệt chủng lớn cách đây 250 triệu năm. <img src='/Images/EmoticonOng/09.png'>

Hiện tại các nhà nghiên cứu đang làm việc ở miền Nam Trung Quốc đã tìm được 20.000 hóa thạch của một số "họ hàng" liên quan tới các loài động vật đang sống cùng với chúng ta.
 
Địa điểm khảo cổ này chứa phần còn lại của các loài cá, bò sát, sò, tôm và các loài sống ở đáy biển khác. Chúng từng tồn tại khoảng 240 triệu năm trước đây, khi mà sự sống trên Trái Đất mới đang trong quá trình hồi phục.
 
 
Theo nghiên cứu của họ, địa điểm khảo cổ này cho chúng ta thấy được một hệ sinh thái đầy đủ và tất cả còn tồn tại trong điều kiện tốt.
 
Đây là lần đầu tiên con người biết được những điều thú vị như thế về sự sống sau thảm họa tuyệt chủng ở cuối kỷ Pecmi. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân của thảm kịch này nhưng sự thay đổi khí hậu, các hoạt động của núi lửa cũng như một số giả thuyết khác đã được đề cập tới.
 
 
Nhưng trong khi thảm họa đó khiến cho 90% các loài sống cả trên mặt đất và dưới biển sâu biến mất, nó lại mang tới những cơ hội tuyệt vời cho một số loài vật khác. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận như vậy sau khi phân tích kỹ các hóa thạch.
 
Họ phát hiện ra rằng trong quá trình phục hồi rất lâu dài sau đợt tuyệt chủng, một số loài mới đã tham gia và lấp đầy khoảng trống trong hệ sinh thái. Vào cuối kỷ Pecmi, dưới biển không có các loài bò sát. Loài ăn thịt cao cấp nhất chủ yếu chỉ là cá mập.
 
Nhưng sau sự kiện tuyệt chủng, cá mập và các loài cá nhỏ khác vẫn sống sót, một số loài trong đó phát triển lên kích cỡ lớn hơn và các loài bò sát xuất hiện.
 

Các loài bò sát thời kỳ đó rất đa dạng, và trong bức ảnh dưới là một con vật khổng lồ khá giống với cá heo hiện nay. Thalattosaur, loài được ví như lằn thằn biển cũng xuất hiện rất nhiều. Chúng là loài vật có cái đuôi dài và phẳng, có thể dài tới khoảng 4m. Ngoài ra, những loài bò sát có mái chèo hay bò sát cổ dài cũng lần đầu có mặt trên Trái Đất trong giai đoạn này.
 
 
Những loài vật ăn thịt như thế chỉ có nhiều khi hệ sinh thái đã ổn định, đồng nghĩa với việc sự sống đã phục hồi.  
 
Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy các loài chân đốt và trong ảnh là một con chân đốt hình bánh răng.
 
 
Các loài có 2 mảnh vỏ, các loài chân bụng cùng với những con vật có họ hàng với chúng đại diện cho nhóm động vật thân mềm. Sao biển, nhím biển và huệ biển chưa có mặt, có lẽ môi trường lúc này vẫn chưa phù hợp với chúng.
 
Đa số các hóa thạch cây cối là các loại có quả hình nón (giống cây thông). Chúng đã có cành và lá gần như đầy đủ.
 
 
Sở dĩ các hóa thạch ở Trung Quốc vẫn ở trong tình trạng tốt như vậy là nhờ một lớp áo hình thành bởi các vi khuẩn. Chúng đóng vai trò như một lớp sáp bảo quản và khiến cho cả các loài thân mềm cũng vẫn giữ được hình dáng tốt qua hàng trăm triệu năm.
 
Tuy nhiên, san hô hoàn toàn không xuất hiện vì chúng đã bị biến mất hoàn toàn sau đợt tuyệt chủng lớn. Phải mất 15 triệu năm sau sự kiện đó, loài vật này mới bắt đầu phát triển trở lại.
 
Nhờ các phát hiện tại Trung Quốc, chúng ta biết được rằng sự sống trên hành tinh xanh bắt đầu mạnh mẽ trở lại vào khoảng 8 triệu năm sau khi "thần chết" bỏ đi.