Tìm hiểu cơn mưa sao băng "tạo ra vệt xanh ở Việt Nam"

, Theo Trí Thức Trẻ 23:24 30/07/2014

Cùng hiểu hơn về trận mưa sao băng Delta Aquarids độc đáo, diễn ra trong khoảng thời gian gần một tháng.

Vào khoảng 17h55' chiều ngày 30/7, trên bầu trời xuất hiện một vệt sáng màu xanh lướt rất nhanh. Qua tìm hiểu, vệt sáng màu xanh này có khả năng chính là vệt sao băng của trận mưa sao băng Delta Aquarids - cơn mưa sao băng diễn ra hàng năm từ ngày 12/7 - 23/8 khi đạt vào thời điểm cực đại.




Hình ảnh ghi lại vệt sáng xanh trên bầu trời Việt Nam chiều ngày 30/7.

Với mật độ khoảng 15 - 20 vệt/giờ cùng điều kiện thời tiết thuận lợi, năm nay, Việt Nam là một trong những địa điểm có vị trí hoàn hảo để những người yêu thích thiên văn học có cơ hội ngắm nhìn trận mưa sao băng Delta Aquarids.

Vậy mưa sao băng là gì và mưa sao băng Delta Aquarids có gì đặc biệt, hãy cùng tìm hiểu điều này qua chùm ảnh dưới đây.



Khi Trái đất đi ngang qua sao chổi này, một đám lớn các mảnh thiên thạch từ sao chổi này sẽ lao vào khí quyển Trái đất với tốc độ khoảng 150.000km/h. 



Những mảnh thiên thạch đó sẽ cọ xát với không khí và bốc cháy tạo thành các vệt sáng mà ta gọi là sao băng.




Mưa sao băng Delta Aquarids đến từ sao chổi 96P Machholz. Theo các chuyên gia, thiên thể gốc của mưa sao băng này không chắc chắn nên số lượng vệt sao băng rơi không thực sự nhiều.



Sao chổi 96P Machholz được phát hiện vào năm 1986 bởi nhà thiên văn học Donald Machholz. Đây là sao chổi có chu kỳ ngắn, thời gian hoàn thành quỹ đạo quanh Mặt trời khoảng 5,24 năm.




Tâm điểm của trận mưa bao săng Delta Aquarids này xuất phát từ chòm sao Aquarius (Bảo Bình) - một trong những ngôi sao sáng nhất của chòm sao Delta Aquarii (Skat).



Chòm sao Aquarius lúc này nằm ở phần thiên đỉnh, do đó, bạn hãy nhìn theo hướng Đông để có thể nhận ra tâm điểm của trận mưa sao băng này.




Trận mưa sao băng Delta Aquarids này có hai đợt mưa riêng là mưa sao băng Bắc Delta Aquarids và Nam Delta Aquarids. Trong đó, trận mưa sao băng Nam Delta Aquarids (trận mưa diễn ra hôm nay) lớn hơn, có tần suất sao băng rơi trung bình đạt cực đại 15- 20 vệt/giờ. 

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Space, The Watcher...