Thuốc "bóp méo" thời gian khiến tù nhân thụ án 1.000 năm

, Theo Trí Thức Trẻ 10:59 16/03/2014

Các nhà khoa học Anh đang nghiên cứu tìm ra "loại thuốc" giúp tù nhân có cơ hội thụ đủ án tới 1.000 năm.

Kết án một tội phạm lên đến 1.000 năm trong địa ngục nhân tạo có thể sẽ trở thành hiện thực. Đó là tuyên bố của các nhà khoa học tại ĐH Oxford - những người đã khám phá ra công nghệ gây tranh cãi có thể kéo dài tuổi thọ của con người.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà tù có thể sử dụng một loại thuốc có tác dụng "bóp méo thời gian" khiến cho phạm nhân cảm thấy thời gian trôi qua chậm chạp hơn. Đây cũng là một trong những kỹ thuật được sử dụng khi thẩm vấn, nơi mọi người có thể tiếp xúc với ánh sáng không đổi hoặc ánh sáng thay đổi bất thường, cứ lắc lư - sáng/tối.

Thuốc "bóp méo" thời gian khiến tù nhân thụ án 1.000 năm 1
Nhà tù có thể sử dụng một loại thuốc có tác dụng "bóp méo thời gian" khiến cho phạm nhân cảm thấy thời gian trôi qua chậm chạp hơn.

Dẫn đầu nghiên cứu, tiến sĩ Rebecca Roache cho biết: "Một số tội phạm gây ra tội rất lớn và phải chịu hình phạt trong suốt thời gian dài, lên tới hàng trăm năm. Tuy nhiên, nhiều người đã tìm đến cái chết để thoát khỏi hình phạt đó".

Từ đây, tiến sĩ Roache cùng các đồng sự đã nảy ra ý tưởng về "loại thuốc" có thể khiến cho tù nhân chịu án chung thân cảm thấy như mình đã chịu đủ án phạt. Roache cho rằng, những lợi ích của việc tăng cường tuổi thọ cực đoan như vậy là rõ ràng, bởi nó có thể khai thác mức độ nghiêm trọng của sự trừng phạt với mỗi tù nhân. 

Thuốc "bóp méo" thời gian khiến tù nhân thụ án 1.000 năm 2

Tuy nhiên, "loại thuốc" này không can thiệp trực tiếp vào não, mà các nhà nghiên cứu sẽ dựa vào mô hình máy tính để "tải" lên tâm trí của tội phạm, khiến họ cảm thấy như mình đã thực hiện đủ án phạt. Theo đó, người phạm tội rất có thể sẽ trải qua quãng thời gian 1.000 năm lĩnh án phạt chỉ trong 8,5 giờ.

Tiến sĩ Roache cho rằng, "Điều này rõ ràng sẽ rẻ và thiết yếu hơn việc mỗi công dân phải nộp thuế để duy trì thời gian thụ án của các tù nhân". Tuy nhiên, dự án này vẫn đang vấp phải nhiều sự tranh cãi giữa các nhà khoa học. Hiện, các nhà khoa học vẫn đang tiến hành cuộc kiểm tra, đánh giá để có thể sớm đưa ra được kết luận cuối cùng.

(Nguồn tham khảo: Dailymail)