Thêm những phát hiện về bản sao của hệ Mặt trời

QV, Theo 06:02 29/08/2010

Rất có thể trong đó ẩn giấu một "Trái đất mới"! <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

Theo dữ liệu thu được từ kính viễn vọng không gian Kepler của Nasa, một hệ thống hành tinh mới có thể đang là nơi  tồn tại của một hành tinh tương tự như Trái đất. Điều này vốn rất hiếm vì các hành tinh có kích cỡ, cấu tạo và khoảng cách tới ngôi sao chủ phù hợp không có nhiều, ít nhất là trong các phát hiện của con người tới thời điểm này.
 
Được ra mắt từ cuối tháng ba, Kepler được thiết kế với những công nghệ tiên tiến nhất để tìm kiếm những hành tinh ngoài hệ Mặt trời.
 
Sau khi phân tích dữ liệu gửi về trong bảy tháng từ Kepler, một nhóm nghiên cứu do Matt Holman dẫn đầu tới từ viện vật lí thiên văn của trung tâm Harvard-Smithsonian đã tìm thấy hai hành tinh ngoài hệ mặt trời di chuyển quanh ngôi sao Kepler 9, cách Trái đất khoảng 2.300 năm ánh sáng.
 
Một trong hai hành tinh, được đặt là Kepler 9b, chỉ mất 19 ngày quay quanh Kepler. Ngôi sao còn lại, Kepler 9c, mất gần 39 ngày để hoàn thành quỹ đạo. Chúng đều có cấu tạo theo dạng khí giống như sao Thổ hay sao Mộc.
 
Ấn tượng với 2 ngôi sao giống như sao Thổ quay quanh sao Kepler 9!
 
Các nhà khoa học nhận thấy tốc độ quay của cả 2 hành tinh này tăng và giảm đều đặn. Điều này có nghĩa là chúng đều đang bị “khoá” trong một lực “cộng hưởng”, nghĩa là giữa 2 hành tinh này có một tương tác hút - đẩy. Các nhà khoa học đã tính toán được khối lượng của mỗi hành tinh và thấy rằng chúng nhỏ hơn một chút so với sao Thổ.
 
Sao Thổ là hành tinh lớn thứ nhì trong hệ Mặt Trời sau Sao Mộc.
 
Nhưng vẫn chưa hết, theo thông tin mới nhất thì lại xuất hiện những vệt sáng khác có nguồn gốc từ bên ngoài. Tín hiệu này cho thấy có một hành tinh thứ 3 có khối lượng gấp 1,5 lần Trái đất và được cấu tạo bằng đá chứ không phải bằng khí.
 
“Tại thời điểm này, chúng tôi đang có một ứng cử viên rất thú vị, và chúng tôi hy vọng sẽ nhìn thấy được nhiều điều hơn”.
 
Tuy nhiên, hành tinh thứ 3 được hy vọng là một "Trái đất mới" lại có nhiệt độ bề mặt vào khoảng 1.900 độ C, theo các tính toán ban đầu. Sự sống chưa thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ như vậy