Thế giới tí hon lung linh trong những bức ảnh siêu lớn

Tôm, Theo 00:00 12/10/2011

San hô nấm phát sáng, tinh thể băng tuyết tuyệt đẹp và kết tinh rực rỡ như "thỏi vàng"... là những hình ảnh ấn tượng về thế giới "siêu zoom" thú vị!

Trong cuộc sống có rất nhiều thứ chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày nay, nhờ sự giúp sức của nhiều loại “siêu ống kính”, các nhiếp ảnh gia đã có thể ghi lại những vật siêu nhỏ. Bằng cách sử dụng ống kính hiển vi cùng phương pháp chụp ảnh macro, các tác phẩm đã lần lượt ra đời với những cảm xúc bất ngờ, sững sờ trước vẻ đẹp của những sự vật xung quanh.

Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau “mở rộng tầm mắt” với những bức ảnh cận cảnh ấn tượng này nhé! 


Tác giả Thomas Deerinck đã phải phóng to bức ảnh này đến 400 lần thì mắt chúng ta mới có thể nhìn thấy hình dạng những tế bào tiểu não của con người. Bạn biết không, các tế bào này có nhiệm vụ hỗ trợ cho các nơron thần kinh đấy!


Đôi mắt có hình vòm đặc biệt của loài sinh vật phù du khi được phóng to ra 10 lần.


Đây là hình dạng được phóng to 63 lần của nguyên từ lưu huỳnh được tái kết tinh, trông như những sợi kim loại màu vàng óng ánh.


Thời khắc hai tế bào ung thư ở người đang chuẩn bị tách ra làm bốn. Bức ảnh được phóng to 100 lần trên không chỉ khiến chúng ta ngạc nhiên về màu sắc, mà còn kinh ngạc với tốc độ phát triển nhanh chóng của loại tế bào chết chóc này.


Trứng của một loài bướm (được phóng to 6 lần) đang ẩn mình trên nụ của một bông hoa trinh nữ, hay còn gọi là hoa mắc cỡ đấy các bạn!


Hình ảnh đầy màu sắc và được phóng to lên 10 lần này là tinh thể axit divaricatic được tái tạo từ một mẫu da người mắc bệnh Liken, rồi được chụp dưới ánh đèn phân cực. Bệnh Liken một loại bệnh da liễu chưa rõ nguyên nhân xảy ra ở người từ khoảng 30 - 60 tuổi.


“Quả bóng gôn” này là hình dạng khi đã được phóng to 250 lần của loài động vật nguyên sinh giống amip sống ở đáy đại dương.


Phải chăng đây là những thỏi vàng? Thực ra, đây là hình ảnh phóng lớn 16 lần của nước tương kết tinh và phản xạ lại với ánh sáng đấy các bạn ạ!


Dưới sự trợ giúp của “siêu ống kính”, tác giả James Nicholson đã ghi lại được hình ảnh của một loài san hô nấm có các protein phát sáng dưới tác dụng của đèn flour.


Hình ảnh rất giống một thân cây tre này là "cận cảnh" của loại tảo đỏ được phóng to lên 250 lần.


Dưới tác dụng của kỹ thuật chụp ảnh nền tối, loài động vật thân mềm khi được phóng to lên 10 lần trông thật lung linh huyền ảo.


Quả cầu gai này thực chất là hình ảnh được phóng to 18 lần của một tinh thể quặng phốt phát, hay còn được gọi là cacoxenite.


Bức ảnh huỳnh quang của tiến sĩ Duane Harland chụp lại “chân dung” của một loài có tên khoa học là Ctenocephalides canis. Thực tế, đây chính là… một con bọ chét đấy các bạn ạ!


Nếu bạn có sở thích ngắm nhìn những hình ảnh phóng to thì không quá khó để nhận ra đây là đầu của ruồi - loài động vật thường được dùng làm mẫu cho những bức ảnh thể loại macro này.


Khối đa sắc trong tác phẩm trên là ảnh chụp phóng to 20 lần của một loại nguyên bào sợi nằm dưới lớp da của chuột.


Thêm một quả cầu gai nữa nhưng lần này là “chân dung” phóng to 20 lần của loài động vật nguyên sinh có tên là Bryozoa.


Hình ảnh trông như cấu tạo của một tế bào này thật ra là của một viên đá mã não được đánh bóng.


Những đường gạch dày đặc này kỳ thực là lông trên bụng một chú ong. Bạn có thấy những đốm màu xanh không? Đấy chính là phấn hoa đấy các bạn ạ!


Thoạt nhìn, bức ảnh này trông giống một bức tranh phong cảnh đen trắng nhưng kỳ thực, đây lại là tinh thể được phóng to 40 lần của hợp chất kali fexianua.


“Tuyệt đẹp!” -  Đó là tất cả những gì chúng ta có thể thốt lên khi nhìn thấy bức ảnh phóng to 40 lần của một tinh thể băng tuyết.