Tam giác bộ ba hành tinh đã xuất hiện

MX, Theo 00:00 09/08/2010

Một cơ hội hiếm có cho những ai yêu thiên văn đây <img src='/Images/EmoticonOng/05.png'>

Cùng tìm hiểu cuộc gặp gỡ thú vị giữa bộ ba hành tinh Kim, Hỏa, Thổ xem nhé!
 
Tại sao lại hình thành được tam giác thế này?
 
Bộ ba hành tinh cùng hội tụ trên bầu trời trong tuần này sẽ đem đến cơ hội cho những ai yêu thiên văn được thỏa mãn. Cụ thể là sao Kim (Venus), sao Hỏa (Mars)sao Thổ (Saturn) sẽ có quỹ đạo di chuyển tạo thành một tam giác trên bầu trời đêm, trong đó vị trí của 3 hành tinh khá gần nhau.
 

 
Sao Kim rất sáng nên bạn có thể dễ dàng nhìn ra không khó khăn gì cả. Và sao Kim cũng là “dấu mốc” để tìm ra vị trí của 2 ngôi sao còn lại, vì sao Hỏasao Thổ không sáng được như sao Kim đâu.
 
Thời xưa, mỗi khi gặp trường hợp như thế này là mọi người lại toán loạn cả lên, đổ cho hiện tượng tương tự là do ma quỷ, phép thuật. Nhưng khoa học ngày nay đã giải thích rõ rang: các hành tinh trên di chuyển trên một trục cố định gọi là đường hoàng đạo vậy nên đến một thời điểm nào đó, chuyện quỹ đạo của chúng tạo thành hình tam giác là chuyện đương nhiên.
 
Chúng mình có thể thấy được gì nhỉ?
 
Nhìn về phía Tây bầu trời ngay sau khi mặt trời lặn vào bất cứ ngày nào trong tuần này. Bạn hoàn toàn có thể bắt gặp một sao Kim đang tỏa sáng – sao Kim sáng hơn bất cứ loại sao nào trên bầu trời, tất nhiên là trừMặt Trăng rồi.
 
Sao Kim.
 
Nhìn gần hơn chút nữa vào lúc trời tối hơn, bạn sẽ nhận ra sao Kim được “hộ tống” bởi 2 vệt sáng nho nhỏ. Đó chính là sao Hỏasao Thổ đấy. Cả 3 hành tinh này đều có chiều hướng di chuyển về phía Đông. Hệ thống các hành tinh trong hệ mặt trời di chuyển quanh mặt trời và bay ngang qua bầu trời Trái Đất chúng ta.
 
Ngày 5/8, 3 hành tinh đã di chuyển sát nhau hơn, tạo thành một hình tam giác rõ rệt. Nói là “tạo thành hình tam giác” nhưng thực chất khoảng cách giữa từ 3 hành tinh tới Trái Đất là rất khác biệt.
 
Ảnh chụp sao Kim ở gần Mặt Trăng.
 
Sao Kim ở vị trí gần nhất cách Trái Đất 0,796 đơn vị thiên văn. Tiếp theo là sao Hỏa với 2,022 đơn vị thiên văn và sao Thổ ở xa nhất với 10,191 đơn vị thiên văn. Nếu đổi đơn vị thiên văn ra dặm hoặc kilomet (1 đơn vị thiên văn bằng 149.597.871 kilomet hay 92.955.807 dặm, đúng bằng khoảng cách Trái đất - Mặt trời) thì bạn thử tính xem, gần mà xa là thế đấy!