Sự thật "khó tin" về Thế vận hội cổ đại

Việt Anh, Theo Mask Online 12:00 13/06/2012

Thế vận hội thể thao “nude”, nhà vô địch Olympic đầu tiên là một thợ làm bánh...

Olympic - Thế vận hội thể thao lớn nhất trên thế giới tổ chức 4 năm/lần là dịp quy tụ những vận động viên ưu tú từ khắp năm châu tới tham dự. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm, Olympic đã có rất nhiều thay đổi. Olympic London 2012 sắp diễn ra, chúng ta cùng ngược dòng lịch sử và khám phá những điều “í ẹ” nhất về Thế vận hội thể thao có từ thời cổ đại này.

1. Thế vận hội thể thao “nude”

Ra đời vào thời cổ đại ở Hy Lạp, theo quy định ban đầu, các vận động viên tham gia thi đấu đều phải “nude”. Từ chạy marathon, đấu vật cho tới đấm bốc đều không có một mảnh vải che thân. Những bức họa miêu tả Olympic trên đồ gốm - sứ cổ đều minh chứng cho nhận định ấy. Bản thân từ “gymnasium” (thể dục thể thao) cũng xuất phát từ “gymos” có nghĩa là "khỏa thân" trong tiếng Hy Lạp cổ.



Theo quan niệm ở thời đó, việc vận động viên “nude” chính là một cách để tôn lên vẻ đẹp hình thể của người đàn ông và hiến dâng cho các vị thần. Thậm chí, người ta còn thoa dầu olive lên thân thể của để dưỡng da mịn màng và tạo mùi thơm trong suốt quá trình thi đấu. 



Sau này vào khoảng thế kỉ thứ VI, một số người cố gắng đưa phong trào mặc khố vào Olympic nhưng không thành. Thay vào đó, người ta sử dụng những sợi dây da mỏng gọi là “kynodesme” để buộc “cậu nhỏ” của mình lại.

2. Nhà vô địch Olympic đầu tiên là một thợ làm bánh

Trong vòng 13 thế vận hội đầu tiên, môn thể thao duy nhất diễn ra trong suốt kì Olympic chính là chạy. Trong lần đầu tổ chức vào năm 776 TCN, người về nhất trên đường đua dài khoảng 190m chính là Coroebus (hay còn gọi là Koroibos) - một người thợ làm bánh ở Elis, chứ không phải vận động viên chuyên nghiệp.


Với thành tích xuất sắc của mình, anh chàng này đã nhận được một cành olive thay vì huy chương hay giải thưởng như ngày nay. Thời bấy giờ, người Hy Lạp quan niệm: cành olive là biểu tượng của vinh quang, chiến thắng. Đồng thời, niềm vinh dự mà vận động viên nhận được chính là cơ hội để quảng cáo mặt hàng kinh doanh của họ sau cuộc thi. 

3. Heraea - Olympic cổ đại dành cho phụ nữ

Trong xã hội Hy Lạp cổ, Olympic không phải cuộc thi thể thao duy nhất. Nó đơn thuần chỉ là Thế vận hội mà người ta tổ chức để tưởng nhớ thần Zeus mà thôi. Ở Delphi hay Corinth cũng có những cuộc thi thể thao tưởng nhớ Apollo hay Poseidon - những vị thần khác trong thần thoại. Tuy nhiên, Olympic lại không cho phép phụ nữ trưởng thành tham dự. 


Có một Thế vận hội Olympic khác được tổ chức để dành riêng cho phái yếu có tên là Heraera. Thế vận hội này nhằm tưởng nhớ nữ hoàng của các vị thần (Hera). Tất cả các thiếu nữ trẻ của Hy Lạp đều được khuyến khích trở thành vận động viên. Thậm chí có một tổ chức tình nguyện đào tạo họ thành các nữ vận động viên chuyên nghiệp. 

Khi tham gia thi đấu, họ có thể “nude” hoặc mặc quần áo “thiếu vải” và chơi những môn giống như nam giới. Phần thưởng cũng nhiều hơn, ngoài cành olive ra, người thắng cuộc còn nhận được thêm một ít thịt bò - tượng trưng cho sự bảo trợ may mắn của thần linh.

4. Công nghệ hiện đại đã được vận dụng từ Olympic cổ đại

Năm 1901, một cổ vật ngoài khơi hòn đảo Antikythera được phát hiện. Đó là một chiếc máy tính cổ xưa có từ năm 150-100 TCN. Trong vòng hơn 100 năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu bí ẩn về mục đích sử dụng thật sự của cỗ máy này nhưng chưa hề có lời đáp.


Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, họ đã tìm ra lời giải: chiếc máy này dùng để tính toán chu kì diễn ra Olympic. Theo lời của Tony Freeth (thành viên dự án nghiên cứu cỗ máy Antikythera): dù công việc trên thật đơn giản và không cần một cỗ máy phức tạp như thế này, song nếu xét trên tầm quan trọng của Olympic với người dân Hy Lạp, điều đó hoàn toàn hợp lý.

Dẫu vậy, giả thuyết trên vẫn bị bỏ ngỏ bởi chưa có thêm bằng chứng cho việc trên.