"Siêu mặt trăng" có liên quan tới trận động đất ở Nhật Bản?

Tắc Kè Bông; Haltom, Theo 01:26 12/03/2011

Mặc dù phải đến 19/3, "<a href="http://kenh14.vn/c126/20110310070324207/sieu-mat-trang-vao-ngay-193-co-anh-huong-toi-trai-dat.chn" target="_blank">siêu mặt trăng</a>" mới xuất hiện nhưng lúc này người ta đang "đổ tội" cho chính hiện tượng này là nguyên nhân gây ra trận động đất kinh hoàng ngày hôm qua ở Nhật Bản. <img src='/Images/EmoticonOng/01.png'>

Liệu trận động đất ở Nhật vừa qua có phải là thảm họa thiên nhiên mới nhất do siêu mặt trăng gây ra? Sau cơn động đất ở Christchurch, New Zealand vào 3 tuần trước, cùng với những vụ thiên tai xảy ra gần thời điểm mặt trăng tiến sát Trái đất năm 1955, 1974, 1992 và 2005, nhiều người lo ngại sự xuất hiện của “siêu mặt trăng” ngày 19 tháng 3 này sẽ gây ra thảm họa khủng khiếp.
 
Trận động đất lịch sử ở Nhật Bản
 
Cơn sóng thần hung dữ ập vào bờ biển phía Đông Nhật Bản ngày hôm qua xảy ra chỉ 2 ngày sau cảnh báo trên mạng rằng sự xích lại cực đại của Mặt Trăng đối với Trái đất có thể gây ra những thảm họa thiên nhiên khó đoán trước trên địa cầu. Đây là trận động đất mạnh nhất từng tấn công nước này trong vòng 140 năm qua, vượt qua cả trận động đất khủng khiếp ở Kanto năm 1923, làm hơn 140.000 người thiệt mạng ở khu vực Tokyo. Theo thống kê ban đầu, hàng trăm người đã thiệt mạng, trận sóng thần cao đến 10m đã cuốn theo bao nhiêu nhà cửa, tài sản.
 
Các nhà khoa học “bi quan” đoán định rằng “siêu mặt trăng” sẽ chỉ cách Trái đất khoảng 356.578 km (khoảng cách gần nhất giữa Mặt trăng và Trái đất kể từ năm 1992 tới nay) vào ngày 19/3 sắp tới và lực hút của nó sẽ gây ra sự xáo trộn trên trái đất như hiện tượng thủy triều lên, động đất và núi lửa.
 
 Xoáy nước do các dòng hải lưu trong trận sóng thần gần cảng Oarai sau khi trận động đất lớn xảy ra ngoài khơi Nhật Bản.
 
"Đoán già đoán non" về ảnh hưởng của "siêu mặt trăng"
 
Ký ức về trận sóng thần tàn phá Indonesia tháng 12 năm 2004 vẫn còn chưa phai mờ trong tâm trí nhiều người và dường như các nhà khoa học đang cố xoa dịu nỗi lo về sóng thần của người dân. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn tranh luận quyết liệt về mối liên hệ giữa siêu mặt trăng và thảm họa thiên nhiên trên trái đất. Đại đa số cho rằng nó chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, còn một vài người bi quan thì khẳng định là có ảnh hưởng.
 
Như chúng ta đã biết, mặt trăng không quay quanh Trái Đất theo quỹ đạo tròn mà là hình Êlip, nên có lúc mặt trăng ở rất xa hoặc rất gần Trái Đất.
 
Nhà chiêm tinh Richard Nolle, người nghĩ ra thuật ngữ “siêu mặt trăng” năm 1979 tin rằng chính nó gây ra những thảm họa thiên nhiên như thủy triều lên cao, bão lớn hay động đất trong lịch sử.
 
Quỹ đạo của mặt trăng với trái đất
 
Lập luận của đa số các nhà khoa học là vào thời điểm động đất diễn ra ở Nhật Bản, Mặt trăng đang ở điểm xa nhất so với Trái đất vì vậy không thể liên quan đến trận động đất này. Nhà thiên văn học David Harland và Pete Wheeler cho rằng ngày 19 tháng 3 lần này, Mặt trăng có thể gần Trái Đất hơn bình thường một chút nhưng sẽ chẳng tạo ra sự kiện gì đáng kể ngoài việc thủy triều lên cao hoặc xuống thấp hơn chút ít.
 
Nhà thiên văn người Úc David Reneke nói: “Các nhà khoa học bi quan luôn cố tìm mối liên hệ giữa thảm họa thiên nhiên và đổ tội lên “siêu mặt trăng”. Nếu bạn cố gắng tìm kiếm chắc cũng có thể liên hệ tất cả các thảm họa hay sự kiện trên trái đất với những sao chổi, hành tinh, mặt trời cả. Hãy nhớ rằng, trong lịch sử, các nhà chiêm tinh đoán rằng sự kiện các hành tinh thẳng hàng sẽ khiến Mặt trời nổ tung, nhưng điều đó đã không xảy ra".
 
Mặt trăng cách chúng ta khoảng 378.115 km, còn ở điểm xa nhất so với trái đất là 399.032 km. Ở thời điểm trăng rằm cùng lúc với điểm gần trái đất nhất, mặt trăng có thể trông to ra 14 % và sáng hơn tới 30% so với trăng rằm bình thường.
 
Mặt trăng di chuyển tới điểm gần Trái đất mỗi tháng một lần, nhưng lần xích lại ngày 19/3 tới đây trùng với thời điểm trăng tròn, sự trùng hợp này chỉ xảy ra 2, 3 năm một lần.
 
Lịch sử động đất ở Nhật
 
Nhật Bản là một trong những khu vực chịu nhiều cơn động đất mạnh nhất trên thế giới (chiếm 20% số vụ từ 6 độ Richter trở lên của thế giới), và trung bình ở Nhật, cứ 5 phút lại có một trận động đất.
 
Vốn là nơi “gặp gỡ” của nhiều mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau như mảng Thái Bình Dương, Á-Âu, Bắc Mỹ, Philipin, đồng thời nằm trên vành đai lửa, Nhật Bản có cực nhiều núi lửa và suối nước nóng. Tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân có vài trận động đất lớn xảy ra ở Nhật mỗi thế kỷ.
 
Trong lịch sử, Nhật cũng phải hứng chịu khoảng 200 cơn sóng thần do động đất gần hoặc dưới Thái Bình Dương.
 
Tháng 10/2004: trận động đất 6,8 độ Richter rung chuyển vùng Niigata phía Bắc Nhật Bản, làm tử vong 65 người và 3000 người bị thương. Đây là trận động đất gây tử vong nhiều nhất kể từ trận 7,3 độ ở thành phố Kobe làm thiệt hại hơn 6.400 người.
 
Tìm hiểu sự hình thành động đất
 
Trận động đất vừa qua ở Nhật và New Zealand được tạo ra như thế nào?  (Click vào để xem hình cỡ lớn nhé)
 
Giáo sư Roger Musson, thuộc trung tâm nghiên cứu địa chất Anh (BGS) giải thích rằng nguyên nhân của trận động đất vừa qua là do sự thụt sâu xuống của mảng kiến tạo Thái Bình Dương nằm dưới Nhật Bản. Mảng kiến tạo này bị đẩy xuống, nứt vỡ đột ngột đẩy cột nước lớn dưới đáy biển lên.
 
Tháng trước, trận động đất ở New Zealand là do mảng kiến tạo Thái Bình Dương bị ép dưới mảng kiến tạo Ấn-Úc.