Sapphire - Đá quý làm nên sắc xanh của bầu trời

Thủy Chip, Theo 00:02 26/09/2010

Truyền thuyết kể rằng sở dĩ bầu trời có màu xanh là nhờ phản chiếu ánh sáng từ những viên sapphire. <img src='/Images/EmoticonOng/47.png'>

Shapphire và Ruby có một mối liên hệ vô cùng chặt chẽ. Chúng cùng là khoáng chất corundum (một dạng kết tinh của ô xít nhôm) và sở dĩ có màu sắc khác nhau là do thành phần nhỏ các nguyên tố khác nhau trong ngọc tạo nên. Corundum màu đỏ vẫn quen thuộc với chúng ta với cái tên Ruby (hồng ngọc) còn corundum màu khác được gọi là Sapphire. Loại Shapphire phổ biến nhất có màu xanh và đây cũng là nguồn gốc cái tên này (từ tiếng Hy Lạp sappheiros nghĩa là đá màu xanh da trời).
Sapphire được con người đánh giá là quý nhất vào khoảng 800 năm trước Công nguyên. Người Ba tư cổ đại tin rằng, màu xanh của bầu trời là do sự phản chiếu của tất cả các đá Sapphire. Thời Trung cổ, người ta thường đeo đá Sapphire để ngăn chặn ma quỷ. Sapphire còn là người bảo vệ cho tình yêu, làm tăng lòng thủy chung, sự chân thật, chống lại những điều gian trá. Nhiều người tin rằng, khả năng mang lại sức khỏe và chữa bệnh cũng tiềm ẩn trong Sapphire.
 
Sapphire có thể mang các màu xanh, đỏ, vàng, hồng, tím, da cam hoặc lục nhạt tùy theo hàm lượng các tạp chất lẫn trong nó.
 
Sapphire xanh là loại phổ biến nhất. Trên thực tế, màu sắc của sapphire xanh là sự pha trộn giữa màu xanh da trời với màu tía, màu tím hoặc xanh lá cây. Sapphire với màu xanh da trời chủ đạo và màu phụ là màu tím hoặc tía thường được đánh giá cao.
 
Sapphire sao là loại sapphire hiện ra một hình ngôi sao sáu cánh khi được chiếu sáng bằng một nguồn sáng trực diện duy nhất. Sở dĩ nó có khả năng này là nhờ sự có mặt của một khoáng chất với thành phần chủ yếu là ô xít titan). Giá trị của Sapphire sao không chỉ phụ thuộc vào trọng lượng mà còn dựa trên màu sắc, hình dáng của ngôi sao trên đó.
 
Cái tên Padparadsha xuất phát từ tiếng Sri Lanka và dùng để mô tả màu sắc của loại Sapphire này. Nó được xem là "kết quả của cuộc hôn nhân giữa một đóa sen và ánh mặt trời lúc hoàng hôn". Ngày nay, Padparadscha được dùng để chi loại Sapphire mang màu sắc pha giữa hồng và da cam. Loại đá này rất hiếm và có giá trị cao, chúng được khai thác chủ yếu ở Sri Lanka, một phần khác xuất xứ từ châu Phi và Việt Nam.
 
Cũng có những viên Sapphire cùng lúc mang trên mình tới hai màu sắc khác nhau và dĩ nhiên, điều đó khiến chúng càng trở nên quý giá hơn. Màu sắc thường gặp ở những viên này là vàng chuyển sang xanh lá hoặc xanh chuối hay tím. Sự phân biệt màu sắc càng rõ rệt, giá trị của viên đá càng cao.
 
Loại Sapphire đổi màu có thể thay đổi màu sắc dưới các điều kiện ánh sáng khác nhau. Dưới ánh sáng tự nhiên, chúng có màu xanh da trời nhưng lại chuyển thành màu tím dưới ánh đèn huỳnh quang. Cũng có loại mang màu hồng ở ngoài trời và biến thành màu xanh lá cây dưới ánh đèn. Sapphire đổi màu chủ yếu được khai thác ở Tanzania, châu Phi.
 
Sapphire mắt mèo là loại Sapphire tạo ra hiệu ứng giống như đồng tử của loài mèo dưới ánh sáng. Ngoài Sapphire, còn có nhiều loại đá quý khác cũng có khả năng này và chúng là một trong những tiêu chí đẩy giá viên đá lên cao hơn.