Sao chổi Hartley 2 đang tiến gần hơn tới trái đất

MX, Theo 12:05 20/10/2010

Trong quá khứ, sao chổi luôn bị gán cho cái mác "kẻ hủy diệt" hay điềm chẳng lành! <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

Sao chổi từ lúc được phát hiện đã bị những người theo chủ nghĩa mê tín cho là điềm dữ. Nhưng thực tế, khoa học ngày nay đã chứng minh sao chổi chỉ là một "quả cầu cấu thành từ bụi và băng" chứ không hề có những điều thần bí hay ma quỷ ẩn trong sao chổi đâu!
 
Trong khoảng một tuần tới đây, sao chổi có kí hiệu 103P/Hartley 2 sẽ tiến gần tới trái đất. Có thể nhìn thấy sao chổi bằng mắt thường hay những chiếc kính viễn vọng loại nhỏ thôi cũng giúp ích cho việc nhìn ngắm khá rõ ràng.
 
 
Được khám phá từ năm 1986 bởi nhà thiên văn học người Úc Malcolm Hartley, sao chổi được mô tả như một quả cầu có cấu tạo chủ yếu từ băng và bụi có quỹ đạo quay quanh mặt trời mỗi 6 năm rưỡi. Nhưng sao chổi Hartley 2 vẫn còn chứa nhiều bí ẩn, một phần là do tương tác trọng lực với sao Mộc khiến cho quỹ đạo của sao chổi càng cách xa trái đất hơn. Điều này có nghĩa Hartley 2 chỉ là một cái bóng mờ đối với những chiếc kính thiên văn chuyên nghiệp.
 

Trong tuần này thì sao chổi đã trở nên rõ ràng hơn đối với “mắt trần” trong bầu trời đêm về hướng đông bắc đường chân trời. Hartley 2 sẽ đi qua sao Capella nằm trong chòm Auriga. Bầu trời đêm ở cách xa trung tâm thành phố sẽ là những địa điểm ngắm nhìn rất lý tưởng.
 
Một nhà thiên văn học người Ý cho biết Hartley 2 đang “chia sẻ” phần khoảng không vũ trụ với NGC 281, hay còn gọi là tinh vân Pacman. Ở trong ảnh, tinh vân Pacman có màu hồng và trông khá giống với nhân vật trong trò chơi điện tử kinh điển Pacman đấy!
 
 
Gần 1/4 thế kỉ sau khi được phát hiện, Harley 2 lần đầu tiên có xu hướng tiến tới gần Trái Đất. Vào ngày hôm nay, sao chổi sẽ vượt khoảng cách xa xôi để tới một vị trí mới cách trái đất 17,7 triệu km – bằng 45 lần khoảng cách từ Trái Đất và mặt trăng.
 
Siêu kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã chụp được hình ảnh khá mờ nhạt của Hartley 2 vào ngày 25 tháng 9. Bức ảnh được chụp khi Hartley 2 còn cách trái đất 32 triệu km.
 
Ngày 4 tháng 11 tới đây, tàu vũ trụ EPOXI sẽ tiến tới gần Hartley 2. Con tàu sẽ đào sâu khoảng 965 km tính từ lớp bề mặt sao chổi để có được những hình ảnh và mẫu vật thực tế nhất về lớp vỏ cấu tạo cũng như các lớp bụi và khí ga. Các nhà thiên văn hy vọng Hartley 2 sẽ có một bề mặt “sạch sẽ”.
 
 
Bức hình trên lại là kết quả của một máy thăm dò khác có tên là WISE, nằm trong “bộ sưu tập” hàng khủng của NASA. Chúng mình có thể thấy rõ được “cái đuôi” của sao chổi. Khi sao chổi tiến về gần Mặt Trời, tức là vào vòng trong Hệ Mặt Trời, bức xạ điện từ của Mặt Trời khiến các lớp băng bên ngoài bắt đầu thăng hoa.
 
Dòng bụi và khí bay ra tạo nên một bầu "khí quyển" lớn nhưng rất loãng bao quanh sao chổi gọi là phần đầu sao chổi.
 
Tiến gần thêm, áp suất bức xạ và gió Mặt Trời thổi vào bầu khí quyển này kéo dài nó ra thành chiếc đuôi khồng lồ, kéo dài đến 1,7 triệu km.
 

Tính toán đường bay của Hartley 2, các tàu thăm dò đã chụp rất nhiều bức hình. Trong quá khứ, các máy thăm dò bay gần sao chổi như Halley, Wild 2, Borrelly hay Temple 1 không tìm ra được điều gì mới mẻ về “quả cầu bụi” này. Vì thế nhiệm vụ tới đây của tàu EPOXI là hết sức quan trọng!