Rùa tai đỏ, kẻ phá hoại thực thụ

Cảnh Hiếu - tổng hợp, Theo 12:03 22/08/2010

Nếu bạn đang nuôi loài rùa này làm cảnh thì đúng là chứa chấp "kẻ thù" trong nhà đấy <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

Loài rùa này có xuất xứ từ nước ngoài, được nhập về nước mình hơn 10 năm nay rồi . Tưởng như Việt Nam sẽ có một giống rùa mới, tăng độ đa dạng sinh vật thì rùa tai đỏ đã cho thấy một bộ mặt hoàn toàn khác
 
Nguồn gốc
 
Rùa tai đỏ hay còn gọi là rùa vạch đỏ - tên gọi này xuất phát từ hình dáng bên ngoài: hai viền màu đỏ ở ngay phía sau mắt, tên khoa học là Trachemys scripta elegans. Rùa tai đỏ có xuất xứ từ Bắc Mỹ, chúng sống tại thung lũng Mississippi.
 
 
Hiện nay được nuôi làm cảnh phổ biến trên thế giới, xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng 10 năm nay. Đây là một loại động vật ăn tạp hung dữ, chúng ăn tất cả các loài cá bé hơn nó và các động vật thủy sinh khác. Nói tóm lại là rùa tai đỏ rất háu ăn và ăn rất "nhiệt tình", bất kì loại thức ăn nào (cá, tôm, tép, rong rêu, v.v...), chúng đều "giải quyết" được hết.
 
Đặc điểm
 
Rùa tai đỏ mới sinh chỉ dài khoảng 2cm khi trưởng thành khoảng 15cm, chiều dài tối đa khoảng 25cm (chiều dài này được tính theo độ dài từ điểm đầu của mai đến điểm cuối của mai rùa). Và cũng giống như các loài rùa khác, rùa tai đỏ sống rất dai, chúng có thể sống đến 60 - 70 năm.
 

 
Chúng được xếp hạng 1 trong số 206 động vật xâm hại môi trường. Khi thoát ra môi trường chúng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái bản địa do khả năng tàn phá "siêu hạng" của mình.
 
Một đặc điểm nữa là rùa tai đỏ có lưỡi "tĩnh", tức là lưỡi của chúng không hỗ trợ nhiều những lúc ăn, nên loài này bắt buộc phải xuống nước mới ăn được.
 
Nạn rùa tai đỏ ở Việt Nam
 
Thực tế loài sinh vật xâm hại này đã thoát ra môi trường tự nhiên từ rất lâu rồi. Ngay từ năm 1997 loài sinh vật nguy hiểm này đã xuất hiện ở Hồ Gươm do người dân nuôi làm cảnh sau đó đem đi phóng sinh. Đó là mối đe doạ lớn đến sự tồn vong đối với rùa Hồ Gươm. Các cụ rùa Hồ Gươm đang phải cạnh tranh khốc liệt nguồn thức ăn với rùa tai đỏ.
 
Kẻ "giành ăn" với cụ Rùa Hồ Gươm.
 

Không chỉ có vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, mức độ tàn phá nông nghiệp của rùa tai đỏ khủng khiếp hơn rất nhiều so với loài ốc bươu vàng trước đó. Rùa tai đỏ gây hại cả về mặt thuỷ sản và trồng trọt bởi nó ăn cả động vật cả thực vật nước. Mức độ tàn phá của nó thì kinh khủng hơn ốc bươu vàng vì nó to hơn khoẻ hơn sống lâu hơn và ăn tạp hơn.

Với khả năng sống dai và dễ thích nghi môi trường mới, nhất là kiểu khí hậu của Việt Nam, một khi rùa tai đỏ sinh sản, phát tán ra môi trường theo nguồn nước thì rất khó có thể kiểm soát chúng.
 

 
Nhưng với đặc điểm là dễ nuôi, dễ lớn nên rùa tai đỏ vẫn đang là loại vật nuôi được nhiều người ưa chuộng. Họ nuôi rùa tai đỏ mà không biết (hoặc cố tình làm ngơ) rằng đó là loài động vật có hại và các cơ quan chức trách đang phải rất vất vả tiêu diệt loài phá hoại này.