Phòng chống vũ khí hạt nhân, trách nhiệm của cả thế giới

M.H.L, Theo 00:00 06/08/2011

Ngày 6/8/1945 quả bom nguyên tử mang tên Little Boy đã được ném xuống thành phố Hirosima của Nhật Bản khơi mào cho cuộc chiến tranh hạt nhân tới tận bây giờ.

Nhân ngày thế giới phòng chống vũ khí hạt nhân 6/8, chúng mình hãy cùng tìm hiểu về Albert Einstein - cha đẻ của bom nguyên tử nhé!
 
Albert Einstein (1879- 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Mỹ gốc Đức – Do Thái. Ông nổi tiếng với "Thuyết Tương đối" và công thức E= mc2. Ông có liên quan đến chính sách bom nguyên tử. Chính sách này được nhiều người biết đến khi Einstein viết một bức thư nổi tiếng thuyết phục Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt cần nghiêm túc nghiên cứu vấn đề bom nguyên tử. Sau chiến tranh, Einstein lại hoạt động chống chiến tranh hạt nhân. Theo như ông phát biểu: "Cuộc đời của ông bị chia đôi giữa chính trị và các phương trình"."
 

Einstein – một tên tuổi gắn với hai chữ “thiên tài”
 
Einstein bắt đầu hoạt động chính trị từ rất sớm. Vào thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất, khi ông còn là giáo sư ở Berlin. Quá đau khổ vì số phận nhiều người bị chết, ông tham gia vào các cuộc biểu tình chống chiến tranh, hô hào quần chúng không tòng quân. Điều này làm ông bị nhiều thế lực và đồng nghiệp căm ghét. Ông tham gia chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zionism).
 
Mặc dù thuộc dòng họ Do Thái, ông phủ nhận các ý tưởng của kinh thánh về Chúa. Song trước những hạnh động miệt thị Do Thái ngày càng phát triển trước và trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Einstein đã dần hòa nhập vào cộng đồng người Do Thái, và trở thành người phát ngôn xuất sắc cho phong trào Zionism.
 
Bị nhiều kẻ chống đối, Einstein vẫn không ngừng nói lên quan điểm của mình. Các lý thuyết của ông bị công kích, thậm chí có cả một tổ chức chống Einstein cũng được thành lập. Một kẻ đã bị truy tố vì hô hào kẻ khác giết Einstein. Dù vậy, ông luôn bình tĩnh, khi cuốn sách "Một trăm tác giả chống Einstein" được công bố, ông chỉ nói: "Nếu tôi sai lầm thì chỉ cần một cũng đủ rồi".
     
Cuộc trò chuyện của ông với J.Robert Oppenheimer, giám đốc dự án Manhattan (dự án phát triển các loại vũ khí hạt nhân)
      
Năm 1933, Hitle lên cầm quyền. Lúc đó Einstein đang ở Mỹ và tuyên bố sẽ không về Đức. Khi bọn quốc xã đột nhập nhà ông và tịch thu tài khoản nhà băng, một tạp chí Berlin đã đăng tít đậm: “Những tin tức tốt lành từ Einstein... ông ta đã không trở về nữa”. Trước sự đe dọa của bọn quốc xã, Einstein đã từ bỏ chính sách hòa bình, lo sợ các nhà khoa học Đức sẽ làm một quả bom nguyên tử, ông đã đề nghị Tổng thống Mỹ phải làm bom nguyên tử.
 
Song trước lúc quả bom nguyên tử đầu tiên nổ, ông đã công khai báo động về mối hiểm họa của một loại chiến tranh hạt nhân và đề nghị thiết lập sự kiểm soát quốc tế đối với vũ khí hạt nhân. Và quả bom đầu tiên đó mang tên mang tên Little Boy được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm 1945. Chính vì thế, ngày 6 tháng 8 hàng năm đã được chọn là ngày thế giới phòng chống vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên hơn nửa thế kỉ qua, loại vũ khí giết người hàng loạt này vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đến nền hòa bình và an ninh của nhân loại.


Little Boy nặng 9.000 pounds tương đương với 4 tấn, có sức nổ 15 kiloton thuốc nổ TNT
 

Fat man, quả bom được ném xuống Nagasaki ngày 9/8/1945, nặng 10.000 pounds tương đương 4,5 tấn, có sức nổ 21 kiloton thuốc nổ TNT, gây thiệt mạng 74.000 nạn nhân.
 
Chiến tranh hạt nhân là loại chiến tranh nguy hiểm nhất cho nhân loại

Có lẽ lúc đề nghị nghiên cứu về bom nguyên tử, Einstein chỉ muốn ngăn chặn những kế hoạch tàn ác của phát xít Đức – một cuộc chiến tranh hạt nhân trên diện rộng.