Phát hiện Mặt trời "bị đục lỗ" trên bề mặt

, Theo Trí Thức Trẻ 10:37 04/01/2015

Các chuyên gia NASA mới đây đã phát hiện một lỗ khổng lồ khá lớn ở dưới dạng quầng đen bao phủ gần 1/4 Mặt trời.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, cuối năm là thời điểm bề mặt Mặt trời tương đối yên tĩnh, Mặt trời không có "pháo hoa" để đón chào năm mới. 

Tuy nhiên, khi bước sang năm 2015, thông qua kính viễn vọng chuyên quan sát Mặt trời - các chuyên gia đã phát hiện một sự kiện bí ẩn - một hố khổng lồ đã xuất hiện ở phần cực Nam của Mặt trời.

Phát hiện Mặt trời "bị đục lỗ" trên bề mặt 1

Cụ thể, kính viễn vọng của NASA đã phát hiện một lỗ khổng lồ trên khí quyển của ngôi sao trung tâm, thể hiện dưới dạng quầng đen bao phủ gần 1/4 Mặt trời, liên tục phun vật chất và khí vào không gian.

Lỗ khổng lồ này được biết đến là hố vành nhật hoa - đó là những khu vực tối và nhiệt độ thấp hơn của khí quyển Mặt trời, chứa ít vật liệu Mặt trời.

Hố vành nhật hoa là nguồn gốc của gió Mặt trời, mang theo những hạt vật chất từ Mặt trời tới từ quyển Trái đất, gây ra hiện tượng cực quang trên Trái đất. Ở những điểm đứt đoạn, các đường từ trường hướng ra và hòa cùng với gió Mặt trời, chứ không cuộn vào bề mặt. Sức gió đo được ở hố vành nhật hoa này khoảng 500m/s.

Phát hiện Mặt trời "bị đục lỗ" trên bề mặt 2

Tuy nhiên, theo các chuyên gia NASA, hiện tượng này hầu như không ảnh hưởng gì lớn tới đời sống trên Trái đất. 

Hố vành nhật hoa được nhìn thấy lần đầu tiên trong bức ảnh do các phi hành gia trên trạm không gian Skylab board của NASA ghi lại vào năm 1973 và 1974. Hố vành nhật hoa có thể xuất hiện trong một thời gian dài, mặc dù hình dạng chính xác của nó có thể thay đổi trong thời gian. Cùng với đó, tần suất xuất hiện của hố vành nhật hoa cũng thay đổi cùng với chu kỳ hoạt động của Mặt trời.

Nguồn: Dailymail