Phát hiện loài chim biết làm... đám ma

A, Theo Mask Online 10:32 03/09/2012

Cùng các cập nhật: Dự án đưa con người lên Sao Hỏa, loài ốc sên biển nuôi con hộ "đồng đội".

Phát hiện loài chim biết làm... đám ma


Teresa Iglesias, một nhà khoa học của Đại học California tại Mỹ đã tổ chức thí nghiệm quan sát phản ứng của loài chim giẻ cùi Mỹ với các vật xung quanh mình - BBC đưa tin.

phat-hien-loai-chim-biet-lam-dam-ma

Khi thấy xác đồng loại, chim giẻ cùi Mỹ kêu to để những con khác bay tới. Sau đó bầy chim giẻ cùi đứng xung quanh xác và tiếp tục kêu to để kêu gọi những con khác. Trong ngày hôm đó bầy chim giẻ cùi ngừng kiếm thức ăn. Hành vi này kéo dài tới tận hôm sau.

Khi những con chim thấy đồ chơi hình chim cú - loài bắt chúng để ăn - chúng cũng tụ tập ở một chỗ và phát tiếng kêu báo động. Sau đó, cả bầy tìm cách xua đuổi con cú.

Nhiều loài động vật cũng có tập tính kêu gọi những con khác khi phát hiện xác đồng loại. Chẳng hạn, voi và hươu cao cổ thường tụ tập xung quanh xác đồng loại trong đàn.

 Giới sinh học cho rằng chúng có khái niệm về sự sống và cái chết nên mỗi khi một thành viên trong đàn qua đời, chúng tập trung xung quanh xác để thể hiện sự thương tiếc.

(Nguồn tham khảo: Khoahoc)

20 năm nữa, con người sẽ lên Sao Hỏa?


Khoảng 20 năm nữa, Nga có thể thực hiện những chuyến bay có người lái đầu tiên đến sao Hỏa với điều kiện có sự hợp tác quốc tế - đó là tuyên bố của Tổng công trình sư Vitalii Lopot, thuộc Tập đoàn tên lửa - vũ trụ LB Nga “Energia”.

phat-hien-loai-chim-biet-lam-dam-ma

Ông Lopot nêu rõ một cuộc hành trình lên sao Hỏa và quay trở về mất chừng 2 năm. Theo ông, khối lượng tiêu thụ hàng ngày để bảo đảm cuộc sống cho mỗi thành viên của phi hành đoàn vào khoảng 10kg.

(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)

Loài ốc sên biển nuôi con hộ "đồng đội"


Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại đại học California, Davis (Mỹ), loài Solenosteira macrospira (một loài ốc sên biển) đực có tập tính mang trứng rất đặc biệt.
 
phat-hien-loai-chim-biet-lam-dam-ma
Ốc sên Solenosteira macrospira đực (trái) mang bọng trứng trên lưng.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trung bình, chỉ có 1/4 số trứng mà ốc sên Solenosteira macrospira đực mang trên lưng là của nó. Trong hàng trăm trứng đó là con của khoảng 25 con đực khác.

Khi ốc sên giao phối, con cái dính bọng trứng chứa hàng trăm con vào vỏ của con đực. Chiếc vỏ này hoạt động như để thay thế một khối đá bởi môi trường sống của ốc sên không có nhiều nơi để nó dính trứng.

(Nguồn tham khảo: National Geographic)