Phải làm gì khi bị nàng Mona Lisa "theo dõi"?

Thủy Chip, Theo 00:00 21/11/2010

Cứ nhìn vào một bức chân dung hay ảnh chụp đều có cảm giác "đôi mắt" trong tranh như đang dõi theo, dù chúng mình đã chuyển vị trí từ trái sang phải, đủ mọi góc độ... <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

Nếu bạn là người lần đầu tiên ngắm nhìn các bức tranh chân dung nghệ thuật hoặc là một người nghiệp dư trong lĩnh vực hội họa thì hẳn là bạn đã gặp tình huống “có cảm giác như người trong tranh đang đưa mắt dõi theo bạn”. Điều đó có đáng sợ và có ý nghĩa gì hay không?  
 
Bức tranh “Mona Lisa” nổi tiếng của họa sĩ thiên tài Leonardo de Vinci.
 
Bước cách xa màn hình máy tính một chút và ngoái lại chiêm ngưỡng nàng Mona Lisa đi nào. Có phải bạn thấy cô ấy đang đảo mắt theo bước đi của bạn không?
 
Nhờ có các yếu tố về ánh sáng, bóng tối và phối cảnh, một số bức tranh đã mang lại cảm giác “bị theo dõi” cho chúng ta. Điều đó cũng công bằng thôi, ta ngắm nhìn họ và họ có quyền… nhìn theo ta.
 
Bức chân dung của Suzanne Bloch nổi tiếng của hoạ sĩ lừng danh người Tây Ban Nha Pablo Picasso
 
Hãy làm một thí nghiệm nhỏ như thế này: Bạn hãy nhờ một người bạn đứng im mà mắt nhìn thẳng về phía trước. Sau đó bạn hãy đi từ từ quanh người bạn đó và hãy luôn nhìn về phía người bạn của mình. Kết quả là gì? Chúng ta không hề có cảm giác người bạn kia đang theo dõi chúng ta.
 
Câu trả lời là bởi vì cảm giác mắt trong tranh dõi theo, hay chính xác là ảo giác quang học chỉ xảy ra trong nghệ thuật mà thôi.
 
Bức tranh “Lady Angnew of Lochnaw” của họa sĩ người Mỹ John Singer Sargent
 
Trước đây, người ta chưa từng nghĩ đến việc tạo bối cảnh cho một bức tranh. Các tác phẩm Ai Cập hồi đầu là một ví dụ điển hình. Từ sau thế kỷ thứ 14, khi một nhà kiến trúc sư người Ý có tên là Filippo Brunellesco tình cờ nhận ra cần có một bối cảnh cho các bức vẽ khi ông đang giám sát việc xây dựng Baptistery tại San Giovanni.
 
Từ phát hiện này, các nghệ sĩ đã khám phá ra nghệ thuật vẽ những vật hình khối trên một mặt phẳng tạo cho chúng ta cảm giác thật về chiều rộng, chiều cao, chiều sâu cũng như vị trí của chúng trong mối quan hệ với nhau. Trên một bức tranh phẳng, người nghệ sĩ có thể tạo ra các vật lớn hoặc nhỏ để tạo ra khoảng cách xa gần.
 
Bức phác thảo chân dung họa sĩ Picasso của nghệ sĩ Dan Earle
 
Người nghệ sĩ cũng sử dụng cách đánh bóng sáng và tối để tạo ảo giác về chiều sâu cho tranh. Ánh sáng trên khuôn mặt thể hiện vị trí đó gần với nguồn sáng, bởi vì nó nhô ra do đó nhận được nhiều ánh sáng hơn. Nói dễ hiểu hơn là ánh sáng tạo cảm giác “lồi”. Còn bóng tối, biểu thị một vùng đóng kín, hoặc xa hơn nguồn sáng, tạo cảm giác “lõm”. Sáng và tối được đặt cạnh nhau sẽ tạo chiều sâu, dài và cả chiều cao.
 
Bức chân dung tự họa xuất sắc nhất của họa sĩ người Hà Lan Rembrandt
 
Họa sĩ người Hà Lan Rembrandt van Rijn có thể gọi là một bậc thấy về tạo sáng và tối. Và dĩ nhiên, ông đã làm cho đôi mắt của nhân vật trong tranh dõi theo người xem một cách xuất sắc. Các họa sĩ hiện đại rất chú trọng việc sử dụng sáng tối để tạo cho bức tranh giống thật nhất.
 
Nhưng điều đó cũng không thể xóa đi một thực tế là các bức tranh chỉ có hai chiều dài và rộng. Bạn biết không, chiều sâu sẽ được tạo dựng qua cách sắp xếp bối cảnh chứ không chỉ có sáng và tối. Đó là một thủ thuật - ảo giác quang học.
 
 Chân dung Gabrielle Cot của họa sĩ người Pháp William Bouguereau
 
Trở lại thí nghiệm ở trên với người bạn của mình. Khi người bạn nhìn chằm chằm về phía trước và bạn thì đi xung quanh ra xa, thì khung cảnh ánh sáng và bóng tối thay đổi. Chính điều đó khiến bạn không có cảm giác bị dõi theo. Ngược lại, với mỗi bức tranh thì khung cảnh, ánh sáng và bóng tối không hề thay đổi. Mỗi vị trí mà bạn đứng để quan sát bức tranh sẽ cho bạn có cảm giác về chiều sâu khá giống nhau do tất cả bối cảnh, ánh sáng và bóng tối không thay đổi kia mang lại. Và đó là lý do mà họ - những nhân vật trong tranh – cứ “thích” để mắt đến bạn cho dù bạn di chuyển đi đâu.
 
Bức chân dung tự họa của danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh
 
Sang thế kỷ thứ 19, một người có tên là Jules de la Gournerie lần đầu tiên đưa ra ý tưởng chứng minh ảo giác trên bằng toán học. Ông đã không thực hiện được và phải chờ đến năm 2004 khi một nhóm các nhà nghiên cứu đã thay ông làm nên thành công. Họ đã sử dụng phần thân của người nộm, họ dùng máy tính để vẽ lại từng điểm xa và gần trên người nộm đó bằng các dấu chấm. Họ đã làm điều này từ nhiều góc khác nhau, thậm chí là cả 90 độ (tức là nhìn thẳng vào bức ảnh).

Khi so sánh cách dấu chấm, họ nhận ra rằng các điểm ở xa và gần nhìn ở góc độ này cũng xuất hiện theo cách đó khi nhìn ở một góc độ khác. Nói cách khác, là vị trí của các chấm đã khẳng định bối cảnh gần như là không thay đổi khi mà nó được vẽ cố định trong các bức tranh.