Nơi tôn vinh vẻ đẹp của thần săn bắn Artemis

Vens, Theo 12:02 29/08/2010

Ngôi đền từng bị phóng hỏa thiêu rụi đấy! <img src='/Images/EmoticonOng/10.png'>

Một ngôi đền rất kiểu cách, dường như là để tương xứng với vẻ đẹp và tài trí của nữ thần Artemis chăng?
 
Truyền thuyết về nữ thần Artemis
 
Trong 12 vị thần mà nhân dân Hy Lạp tôn thờ, mỗi vị thần đều có một vẻ đẹp riêng, nhưng thần Artemis là một nữ thần có một vị trí khá đặc biệt. Nữ thần Artemis cũng tức là thần Diana theo tiếng gọi của người La Mã là con gái của vị thần tối cao Zeus và nữ thần Leto, và là em song sinh của thần Apollo.
 
Nữ thần Artemis xinh đẹp – em song sinh của thần Apollo.
 
Artemis là nữ thần trong trắng và tươi trẻ nhất vùng đất Olympus. Nữ thần Artemis có biểu tượng là vầng trăng khuyết và cây nguyệt quế, xuất hiện dưới hình ảnh một trinh nữ xinh đẹp mặc áo đi săn, mang cung bạc và đeo ống tên vàng. Nàng bắn cung rất giỏi và là vị thần săn bắn, cứ mỗi đêm Artemis lại vào rừng săn bắn, luôn có một bầy các tiên nữ đi theo nàng và họ chẳng bao giờ trở về tay không.
 
Artemis – nữ thần săn bắn và là thần bảo hộ của các thiếu nữ.
 
Đền thờ nữ thần Artemis
 
Ngôi đền nằm ở thành phố Ephesus, bờ biển phía Tây của khu vực Thổ Nhĩ Kỳ. Được xem là ngôi đền lớn và phức tạp nhất của thời cổ đại, toàn bộ công trình kiến trúc này được làm bằng đá cẩm thạch, lát gạch men và trần được lợp bằng gỗ quý. Kiến trúc sư Cherdiphron và con trai của ông - Metagenes - đã xây dựng ngôi đền này.
 
Đền thờ thần Artemis (tranh khắc gỗ của Martin Heemskerck).
 
Những nhà khai thác thuộc địa Ai Cập đầu tiên ở Ephesus đã xây dựng ngôi đền Artemis (Người La Mã còn gọi là Diana). Đền thờ nữ thần Artemis không những là một trong số những ngôi đền đồ sộ nhất, mà còn là một trong những công trình được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch lâu đời nhất.
 
Hình ảnh tái hiện lại ngôi đền lịch sử.
 
Đền Artemis là một trong những kì quan kiến trúc của thế giới cổ đại (thật trùng hợp là trong số đó có cả ngôi đền người anh Apollo ở Bassae). Người Ephesus rất tôn sùng nữ thần Artemis. Lúc đầu, người ta chỉ xây ở đây một đền thần rất nhỏ, đặt tượng thần trong một thân cây rỗng. Nhưng cùng với sự hưng thịnh từng ngày của Ephesus, vào khoảng năm 550 TCN, người ta đã xây dựng lại ngôi đền nguy nga tráng lệ này với sự giúp đỡ tài chính của Croesus, một vị vua nổi tiếng giàu có thuộc vương quốc Lydia lân cận.
 
 
Thế nhưng, vào năm 356 TCN (chính là năm mà Alexander Đại Đế chào đời), công trình kiến trúc nguy nga này đã bị một kẻ điên cuồng phóng hỏa thiêu hủy. Trong vòng vài thập niên sau, người ta dựng lại ngôi đền mới, theo hình dáng của ngôi đền ban đầu. Ngôi đền mới trùng tu vẫn còn tồn tại dưới thời kỳ La Mã, khi ấy người La Mã đã ngạc nhiên trước kích thước và việc xây dựng ngôi đền. Đặc biệt là vị trí cửa sổ ở giữa tạo ra một khoang hở giúp những người viếng đền có thể nhìn thấy vị nữ thần Artemis trên nơi thờ.
 
 
Quá trình xây dựng
 
Chính nơi thờ cũng là một công trình có dãy cột thật tráng lệ ở bên phải, đặt ở phía trước ngôi đền. Đền nguyền thủy có kích thước 55 x 110m tính ở bậc thang phía trên, ba phía là một dãy cột gồm hai hàng bao quanh, một chiếc cổng có mái che với hàng cột sâu phía trước lối ra vào.
 
Khi ngôi đền được trùng tu vào thế kỷ 4 TCN, thì nền móng của ngôi đền nguyên thủy được tận dụng. 36 cột nằm ở phía trước lối ra vào đều trang trí bằng các tác phẩm chạm nổi, một đặc điểm khác thường đối với các ngôi đền Hy Lạp, các cột đều được chạm trổ từ 40 đến 48 đường rãnh máng khoét sâu ở thân cột, có một trụ ngạch, trong khi các máng xối đều chạm hình đầu sư tử.
 
 
Với khoảng cách giữa các cột không có trụ đỡ thường vượt quá 6,5m, bao gồm các tảng dá dài đến 8,75m, công trình đã buộc những người thợ xây phải thể hiện khả năng cao nhất của mình.
 
Công trình này do kiến trúc sư Chersiphron đảm nhận. Chắc chắn những người thợ xây Hy Lạp đã sử dụng những kiểu "cần cẩu" thô sơ mới có thể xây dựng được công trình phức tạp này vì phần lớn các tảng đá trong đền thờ nữ thần Artemis đều khá nặng.
 
Một số hình điêu khắc trong đền.
 
Việc đưa số đá tảng này lên cao không phải vấn đề duy nhất – Chersiphron phải đảm bảo rằng những tảng đá dùng để trang trí đỉnh cột phải được đặt đúng vị trí.
 
Ngôi đền được xây dựng bằng đá cẩm thạch.
 
Khoảng giữa thế kỉ 19, di chỉ của ngôi đền thờ thần Artemis đã được phát hiện, và nó một lần nữa thu hút sự chú ý của mọi người. Chỉ phần nền và một số phần khác của ngôi đền thứ 2 còn tồn tại đến ngày nay. Viện bảo tàng Anh quốc ở London còn lưu một số hiện vật thuộc ngôi đền thứ hai này.