Những vùng đất con người "buôn dưa lê" bằng cách huýt sáo

Gabby, Theo Mask Online 12:01 02/03/2013

Ở những nơi này, huýt sáo trở thành phương tiện giao tiếp đắc lực…

Con người là sinh vật tiến hóa bậc nhất, với minh chứng rõ nét là sự phát triển ngôn ngữ. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều sở hữu cho mình một tiếng nói riêng. Thậm chí ở một số nơi, người dân còn có thể giao tiếp với nhau chỉ bằng cách... huýt sáo.

1. Đảo La Gomera, Tây Ban Nha

Những vùng đất con người "buôn dưa lê" bằng cách huýt sáo 1

Ít ai biết rằng, hòn đảo La Gomera, Tây Ban Nha là một trong những nơi hiếm hoi trên thế giới mà con người giao tiếp chủ yếu bằng tiếng huýt sáo.

Nguyên nhân là địa hình trên đảo chia cắt, khoảng cách địa lý giữa các khu vực dân cư tương đối xa, khiến việc giao tiếp thông thường bằng lời nói khó được thực hiện.

Những vùng đất con người "buôn dưa lê" bằng cách huýt sáo 2

Ngôn ngữ huýt sáo ở đây được gọi là Silbo Gomero. Nó có sức truyền tải rất xa, một tiếng huýt sáo có thể truyền đi xa khoảng 3,2km. Cấu trúc ngôn ngữ này cho tới nay vẫn gây bất đồng, chưa được thống nhất.

Người ta ước lượng rằng, Silbo Gomero có 2-5 nguyên âm và 4-9 phụ âm. Theo các tài liệu cổ, vào thế kỷ XV, khi người châu Âu đầu tiên đặt chân lên đảo, họ đã giao tiếp với thổ dân Bắc Phi bằng những tiếng huýt sáo.

Những vùng đất con người "buôn dưa lê" bằng cách huýt sáo 3

Dần dần, Silbo Gomero trở thành nguồn cảm hứng ra đời một phương tiện ngôn ngữ bí mật trên toàn thế giới. Điển hình là trong thời kỳ thực dân Tây Ban Nha xâm lược Cuba, không ít tổ chức bí mật ở đây sử dụng cách huýt sáo để qua mặt chính quyền thực dân.

Cùng xem một đoạn video giới thiệu về ngôn ngữ huýt sáo thú vị này:


2. Làng Kuşköy Thổ Nhĩ Kỳ

Những vùng đất con người "buôn dưa lê" bằng cách huýt sáo 4

Dọc theo bờ biển Đen, tọa lạc ở vùng núi Pontiac, đó chính là ngôi làng nhỏ Kuşköy. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tên địa danh này có nghĩa là “ngôi làng chim”.

Những vùng đất con người "buôn dưa lê" bằng cách huýt sáo 5

Sở dĩ gọi như vậy bởi người dân nơi đây ai cũng có khả năng… hót. Họ sử dụng thứ ngôn ngữ huýt sáo đặc biệt, gọi là Kus Dili (tạm dịch: ngôn ngữ của chim).

Để giao tiếp hàng ngày, người làng Kuşköy dùng khoảng 20 âm tiết khác nhau, bắt chước tiếng của các loài chim. Họ sử dụng ngôn ngữ có 1-0-2 khi mời hàng xóm uống trà, nhờ vả mọi người, thông báo đám cưới, đám tang cho dân làng…

Những vùng đất con người "buôn dưa lê" bằng cách huýt sáo 6

Kể từ năm 1986, chiếc điện thoại đầu tiên có mặt ở Kuşköy đã đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn tại của ngôn ngữ Kus Dili.

Để bảo tồn nét văn hóa này, hàng năm, người dân địa phương đều tổ chức một lễ hội âm nhạc với cuộc thi huýt sáo, thu hút hàng ngàn người từ khắp nơi đến tham gia.
 
Muốn biết con người "hót tiếng chim" như thế nào, mời bạn xem video dưới đây:


3. Miền Nam Mexico
 
Miền Nam Mexico hiện là nơi sinh sống của khoảng 200.000 người bản địa. Mỗi bộ tộc cư trú ở đây đều sở hữu một ngôn ngữ giao tiếp riêng, song phần lớn chúng "na ná" nhau, được gọi chung đó là tiếng Mazatec.

Những vùng đất con người "buôn dưa lê" bằng cách huýt sáo 7

Một đặc điểm nổi bật của tiếng Mazatec là các bộ tộc sử dụng ngôn ngữ này có thể giao tiếp với nhau bằng cách huýt sáo. 

Pedro - một thanh niên Mazatec chia sẻ: “Ngôn ngữ của chúng tôi vẫn có âm tiết, vì vậy khi huýt sáo, chỉ cần bắt chước lại các âm và nhịp điệu như khi nói là được. Người Mazatec chỉ huýt sáo bằng môi, chứ không sử dụng kết hợp với tay như nhiều nơi khác”.

Những vùng đất con người "buôn dưa lê" bằng cách huýt sáo 8
Người Mazatec không sử dụng động tác tay kết hợp khi huýt sáo.

Huýt sáo giao tiếp được người Mazatec vận dụng chủ yếu vào các cuộc thoại ngắn hoặc trò chuyện ở xa, khoảng cách có khi lên tới vài km. Đáng lưu ý, một số bộ tộc nói tiếng Mazatec chỉ cho phép đàn ông huýt sáo, còn phụ nữ thì không, mặc dù họ cũng hiểu được tiếng sáo như phái mạnh.  

Cùng nghe một bài hát có sử dụng ngôn ngữ này trong một nghi lễ truyền thống của người dân nơi đây:


* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Lemondesiffle, Disinfo, Altalang, Green Prophet, Wikipedia....


Bạn có thể xem thêm: