Những tác hại khôn lường của chất độc hóa học

M.H.L, Theo 00:01 10/08/2011

Chiến tranh đã đi qua thế nhưng những hậu quả của nó còn để lại sẽ không bao giờ có thể xóa bỏ.

Ngày 10 tháng 8 năm 1961, ngày đầu tiên quân đội Mỹ rải chất hóa học xuống chiến trường miền Nam Việt Nam, đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chọn làm “Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam”.

Chất độc màu da cam

Chất độc màu da cam (CĐDC) là tên gọi một loại chất diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Mục đích quân sự chính của CĐDC là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi trốn tránh. CĐDC là một loại chất lỏng, tên của nó được lấy từ màu của những sọc đường vẽ trên các thùng dùng để vận chuyển nó.
 

Dioxin là thành phần trong thuốc diệt cỏ.

Từ tháng 8 năm 1961 cho đến ngày kết thúc chiến tranh, quân đội Mỹ đã rải 80 triệu lít thuốc diệt cỏ xuống trên 2,63 triệu ha rừng và đất đai trong nông nghiệp, trên 25.585 thôn bản của nước ta. Trong thành phần thuốc diệt cỏ này, có ít nhất 366 kg dioxin. Bị nhiễm CĐDC, động vật, con người sinh ra bị dị dạng, con cháu bị dị tật và mang nỗi đau suốt đời. Nguy hiểm hơn, tình trạng này còn truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác khiến số nạn nhân ngày một tăng lên. Không chỉ người Việt Nam mà ngay nhiều cựu chiến binh người Mỹ trực tiếp tiếp xúc với CĐDC cũng phải chịu những hậu quả nặng nề này.


Máy bay quân đội Mỹ đang rải CĐDC xuống chiến trường miền Nam Việt Nam.
 
Quá trình nhiễm độc dioxin ở Việt Nam

CĐDC và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được quân đội Hoa Kỳ thử nghiệm vào năm 1961, và được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng vào năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên liệu diezen rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác.

Các thùng chứa dioxin của quân đội Mỹ tại sân bay Đà Nẵng.
 
50 năm trước, ngày 10/8/1961, “trận mưa hóa chất” đã trút xuống làng Ngọc Hồi, Kon Tum, mở màn cho chiến dịch Ranch Hand của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
 
Chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới. Trong 10 năm đó, quân đội Mỹ đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là CĐDC, 27% là chất màu trắng, 8.7% chất màu xanh và 0.3% chất màu tím.
 
Tiến sĩ James Clary, một nhà khoa học quân đội Hoa Kỳ, năm 1988 đã công nhận sự thật: “Khi chúng tôi khởi đầu chương trình sử dụng thuốc diệt cỏ vào những năm 1960, chúng tôi đã ý thức được khả năng độc hại của dioxin trong đó. Tuy nhiên, vì hóa chất sẽ được dùng đối với kẻ thù nên không ai trong chúng tôi quá quan tâm”.
 
Sự tàn khốc do chất độc da cam mang lại.
 
Tổng số lượng dioxin mà Việt Nam phải hứng chịu vào khoảng 370kg. Trong khi đó, vụ nhiễm dioxin ở Seveso, Ý, năm 1976 chỉ với 30kg dioxin mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm.
 
Tác hại của dioxin
 
Các con đường phơi nhiễm dioxin.
 
Dioxin là một loại hóa chất gây ung thư cho con người. Ngoài ra, nó còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như: bệnh rám da, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng cho cả nam và nữ, sinh con quái thai hoặc thiểu năng trí tuệ, đẻ trứng (ở nữ)... Nguy hiểm nhất là những đột biến này có khả năng di truyền và không thể chữa trị hoàn toàn được.
 
Ngoài chiến tranh Việt Nam, dioxin trong chất độc da cam còn gây nên thảm họa sinh thái ở Seveso (Ý), Times Beach (Missouri), Love Canal (New York), …