Những nhầm lẫn thường gặp trong khoa học

Vens, Theo 06:03 20/08/2010

Bạn có hay bị hiểu lầm những kiến thức thế này không?

Các mùa có độ dài ngắn khác nhau, bạn bị cảm cúm không phải là do thời tiết lanh, và những thiên thạch không hề nóng khi chúng “đáp” xuống mặt đất… Chúng mình cùng khám phá xem thực hư thế nào nhé!
 
Nước màu xanh, không chỉ vì đó sự phản ánh của bầu trời.
 
Nhiều người tin rằng hồ và biển chỉ có màu xanh bởi vì chúng phản ánh màu xanh của bầu trời. Không hẳn thế đâu nhé!
 
Màu biểu xanh đẹp quá nhỉ!
 
Trên thực tế, nước biển có màu xanh vì chúng thật sự xanh. Khi những phân tử nước hấp thụ ánh sáng, chúng hấp thụ tần số đỏ nhiều hơn tần số của màu xanh, do đó, màu xanh thường xuất hiện trên bề mặt. Hiệu ứng nhỏ, nhưng màu xanh vẫn được nhìn thấy rõ ràng hơn khi quan sát qua các lớp nước.
 
Màu sắc của bầu trời cũng đóng một vai trò nhất định cho màu của đại dương xanh, nhưng chỉ khi mặt nước rất tĩnh mới có thể quan sát được.
 
Điện không chạy ở cùng tốc độ của ánh sáng
 
Nhiều ý kiến cho rằng điện (điện từ) truyền qua cáp chạy ở tốc độ của ánh sáng.
 
 
Thực tế là, năng lượng của điện nhanh tuy nhiên vẫn còn chậm hơn tốc độ của ánh sáng. Điện từ có thể di chuyển ở tốc độ của ánh sáng bằng cách áp dụng thuyết tương đối. Tốc độ của các điện tích trong điện hiện nay là rất chậm, chỉ khoảng vài cm/h.
 
Các mùa không dài như nhau
 

 
Trái đất di chuyển nhanh hơn trong quỹ đạo của nó khi nó đến gần mặt trời, mùa hè ở phía nam của trái đất và mùa đông ở phía bắc của trái đất có khoảng thời gian ngắn, mùa hè ở phía bắc, mùa đông của phía nam dài nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ cảm thấy trong một vài ngày, trong khi đó, trên sao Hỏa với một quỹ đạo lệch tâm, sự khác biệt là rất lớn.
 
Bạn sẽ bị cảm khi ở nhiệt độ rất thấp
 
Điều này đã trở thành một quan niệm sai lầm phổ biến rộng rãi trong công chúng, đó là cảm lạnh thông thường là do thời tiết lạnh. Thực tế, cảm lạnh thông thường là do virus gây ra.
 
 
Đó là những loại virus đặc trưng mà thời tiết lạnh là môi trường thích hợp để chúng phát triển. Nói gì thì nói cũng vẫn phải đề phòng thời tiết lạnh teen nhé!
 
Sao Thổ là hành tinh duy nhất có “chiếc nhẫn”?
 
 
Thật ra, Sao Mộc, Sao Thiên Vương, và Sao Hải Vương cũng có vòng tròn xung quanh chúng (gọi là tinh vân bao gồm những đám mây bụi và khí khổng lồ từ khí hydro, phân tử cacbon và các mảnh đá vụn), mặc dù vậy vòng tròn xung quang Sao Thổ có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng và dễ dàng nhất.
 
Những mảnh thiên thạch không nóng khi nó “hạ cánh” xuống mặt đất?
 
Khi một thiên thạch “hạ cánh” trên trái đất, thiên thạch hầu như không nóng ran như hầu hết các thiên thạch trong các bộ phim của Hollywood đâu nhé! Mà chúng chỉ còn ấm thôi
 
Trông nó nóng thế kia cơ mà!
 
Tốc độ của thiên thạch có thể đủ làm tan chảy bề mặt ngoài, nhưng vật chất tan chảy nhanh chóng từng phần, và bên trong của thiên thạch không có đủ thời gian nóng lên bởi vì các loại đá là chất dẫn nhiệt kém.
 
Mây hình thành do ảnh hưởng của nhiệt độ không khí? Không phải đâu nhé
 

 
Thật sai lầm khi cho rằng khi trời lạnh những đám mây được hình thành ít hơn khi không khí ấm áp. Không khí có khả năng chứa hơi nước. Chỉ có nhiệt độ của nước mới tạo nên độ ẩm, quá trình ngưng tự và sau đó hình thành các đám mây.
 
Có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ không gian?
 
Có nhiều nhận định cho rằng từ quỹ đạo thấp của trái đất, nhiều đối tượng nhân tạo có thể được nhìn thấy trên Trái Đất, không chỉ Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, mà cả đường cao tốc, tàu biển, đường sắt, thành phố, những cánh đồng lúa và nhiều tòa nhà.
 
Vạn Lý Trường Thành đâu nhỉ?
 
Như đã tuyên bố rằng, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc là một đối tượng nhân tạo có thể được nhìn thấy từ trên Mặt Trăng, nhưng các phi hành gia của tàu Apollo đã thông báo rằng họ không nhìn thấy bất kì đối tượng nào nhân tạo từ Mặt Trăng.