Những người phụ nữ có bộ óc siêu phàm (Phần 2)

Mèo Lợn, Theo 00:00 06/12/2010

Họ đã khẳng định một điều có ý nghĩa to lớn đó là “Phụ nữ cũng có thể làm được những việc mà nam giới làm”! <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

Barbara McClintock
 
 
Phải đến khi Barbara McClintock vinh dự được nhận giải Nobel cao quý thì cộng động khoa học mới thực sự coi trọng và đánh giá cao bà.

Trong những thập niên 40-50, Barbara McClintock nghiên cứu quy chế di truyền và “sự nhảy gen” – cái điều đã xảy ra từ rất lâu mà không mấy ai tin đó là sự thật. McClintock đã nghiên cứu với những cây ngô, và đưa ra khẳng định tồn tại sự chuyển giữa các nhiễm sắc thể khác nhau, có nghĩa là cấu trúc gen không hề cố định như người ta vẫn nghĩ.

Những nghiên cứu của McClintock vẫn mang tính thực tiễn cho đến ngày hôm nay, và là khiến thức nền móng cho di truyền học, giải thích cách thức vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, và làm thế nào các loài có được những “bước nhảy” tiến hóa.

Rachel Carson
 

Năm 1962, thế giới đã đón nhận cuốn sách “Silent Spring” (Mùa xuân âm thầm) với nhiều bất ngờ và “giật mình”. Cuốn sách như một lời cảnh tỉnh đối với nhân loại, khi tác giả đã mô tả cụ thể sự phá hoại ghê gớm của thuốc trừ sâu đến môi trường sống và sức khỏe con người. Tác giả của cuốn sách nổi tiếng này là bà Rachel Carson, một nhà sinh vật học hàng hải và động vật học, là một người có tài hùng biện và đam mê viết lách.

Bắt đầu từ những 40, Carson và một nhóm các nhà khoa học bắt đầu quan tâm đến sử dụng DDT (một loại chất độc có hiệu lực rất mạnh đối với côn trùng)  và các chất hóa học tổng hợp khác trong chương trình kiểm soát các loài sinh vật phá hoại của chính phủ. Carson nhận ra rằng, những loài động vật chịu ảnh hưởng của các chất hóa học đó không chỉ dừng lại ở muỗi hay kiến lửa. Cái tên “Silent Spring” bắt nguồn từ mối lo sợ sẽ không còn tiếng chim hót líu lo mỗi khi xuân về, dưới tác động tiêu cực của các chất hóa học.

Thật buồn là Carson đã chết vào năm 1964 do căn bệnh ung thư vú. Tuy nhiên những gì bà để lại cho nhân loại vẫn còn được nhắc và vận dụng cho tới ngày nay.
 
Lise Meitner
 

Lise Meitner sinh năm 1878 tại Viên (Áo), là con của một luật gia. Lise đã sớm được theo học môn Vật lý với giáo sư Ludwig Bolzmann nổi tiếng thích khám phá về nguyên tử. Năm 1906 bà trở thành tiến sĩ và tới Berlin (Đức) để theo đuổi ngành vật lý một cách sâu rộng hơn.

Năm 1951, tức là 6 năm sau vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, một nhà vật lý người Áo, Lise Meitner, đã đưa ra lời giải thích cho sự phân hạch hạt nhân. Khi Hitler lên nắm quyền lực kiểm soát nước Áo, thì người Áo dần dần bị ngược đãi và Meitner đã buộc phải chạy trốn khỏi nước Đức, cũng như phải dừng công việc ở một mức độ nhất định.

Điều đáng chú ý là một người tài giỏi như Lise đã bị giải Nobel từ chối. Năm 1944, giải Nobel hóa học đã được trao cho nhà hóa học người đức Otto Hahn với công lao phát hiện ra sự phân rã hạt nhân mà lại không hề ghi nhận công lao của Lise Meitner, người cộng sự tận tụy trong suốt quá trình phát hiện này, và cũng là người đầu tiên giải thích lý thuyết và quá trình phân rã hạt nhân.
 
Rosalind Franklin
 

Rosalind Franklin sinh năm 1920 trong một gia đình trung lưu người Anh gốc Do Thái. Là một người cá tính và có ý chí, bà đã chọn đi theo con đường khoa học khi mới 15 tuổi, điều này là rất hiếm xảy ra tại thời điểm đó. Liên tục đạt những thành tích cao trong học tập cũng như nghiên cứu. Năm 1945, Rosalind Franklin trở thành tiến sĩ tại trường Đại học danh giá Cambridge.

Rosalind Franklin nổi tiếng với những nghiên cứu hình ảnh nhiễu xạ qua tia X của DNA. Bà đã trình bày những kết quả đầu tiên vào năm 1952 tại trường King’s College, trong số người tham dự có J.Watson và Francis Crick.

J.Watson và Francis Crick là hai người đã công bố cấu trúc của DNA vào năm 1953 với những hình ảnh được lấy từ một người làm việc trong phòng thí nghiệm của Franklin. Năm 1962, Watson và Crick đã giành giải Nobel vì những nghiên cứu cấu trúc DNA, tức là 4 năm sau khi Franklin qua đời vì căn bệnh ung thư buồng trứng. Và thật buồn khi trong bài diễn văn nhận giải, hai con người này không hề nhắc tới Rosalind Franklin một lời nào, dù chỉ là một lời cảm ơn.
 
Marie Curie
 

Bạn có nhận ra người phụ nữ trong ảnh không? Người phụ nữ - một trong những nhà khoa học đã làm thay đổi thế giới - không ai khác chính là Marie Curie.

Marie Curie cùng với chồng mình là Pierre Curie đã cặm cụi nghiên cứu các yếu tố phóng xạ như polonium, uranium và radium mà không có một sự bảo vệ cơ thể nào, và đó cũng là nguyên nhân khiến bà phải rời bỏ thế giới này.

Marie Curie nhận giải Nobel hóa học vì đã phát hiện ra hai nguyên tố radium và polonium, trở thành người đầu tiên nhận hai giải Nobel.

Năm 1934, bà qua đời vì thiếu máu do tiếp xúc với chất phóng xạ radium, để lại cho thế giới niềm tiếc thương vô hạn.